24 thg 6, 2009

Tự phê bình với hoàn thiện nhân cách cá nhân

1. Tự phê bình và phê bình:
"Một dân tộc, một Đảng, mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân" (Hồ Chí Minh). Tư tưởng đó của Người vừa như một lời cảnh báo với những ai đang quên đi việc hoàn thiện mình vừa như một ánh sáng soi đường cho những ai muốn vượt qua chính mình. Giữ cho lòng dạ luôn trong sáng, tránh sa vào chủ nghĩa cá nhân không còn cách nào khác là tự nhận thức về mình một cách đúng đắn, tự điều chỉnh mình cho phù hợp với những chuẩn mực, giá trị của xã hội. Có một con đường để thực hiện điều ấy. Đó là TỰ PHÊ BÌNH.
Với Hồ Chí Minh, tự phê bình là "thật thà nhận, công khai nhận" trước mọi người khuyết điểm của mình để tìm cách "sửa chữa". Việc này nói thì dễ nhưng làm thì khó bởi, bản thân mỗi con người không mấy ai dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm của mình, "công khai nhận" là làm cho người khác thấy những khuyết điểm của mình. Tự phê bình xuất phát từ ấy và bằng cách ấy. Mục tiêu của tự phê bình là "tìm cách sửa chữa mình", cũng là hoàn thiện mình. Tuy nhiên, đó mới chỉ là quá trình nhận thức mà sản phẩm của nó là những cách thức và phương pháp. Muốn hoàn thiện bản thân mình thì phải từ những cách thức, phương pháp ấy chuyển hóa vào trong những hành động cụ thể.
Hồ Chí Minh luôn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của tự phê bình. Người nói: "Dao có mài mới sắc. Vàng có thui mới trong. Nước có lọc mới sạch. Người có tự phê bình mới tiến bộ". Như vậy, tự phê bình giúp cho con người tiến bộ, tự phê bình là để "sửa chữa", "để tiến bộ". Trong vàng luôn có những hợp chất, muốn trong thì phải thui; trong nước luôn co cặn, muốn sạch thì phải lọc; cũng như thế, con người không ai không có khuyết điểm, muốn hoàn thiện mình thì phải tự phê bình.
Mỗi người biết tự phê bình sẽ có cá nhân tốt, mỗi tập thể biết tự phê bình sẽ có tổ chức mạnh. Tự phê bình làm thanh lọc lối sống vị kỷ, tư lợi, đề cao lối sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người. Tự phê bình là vạch rõ những khuyết điểm của bản thân nhưng không phải vì thế mà nhân cách con người bị hạ thấp; ngược lại, tự phê bình tốt chứng tỏ một dũng khí dám đương đầu với chính mình. Tinh hoa của đạo Phật chỉ ra rằng, "kẻ thù lớn nhất của con người là chính mình". Dám tự phê bình là dám đương đầu với kẻ thù ấy. Nếu không có dũng khí, nếu không có nhân tâm, không có trí tụê thì việc tự phê bình không triệt để, dẫn đến qua loa cho qua chuyện. Tự phê bình vì thế mà trở nên vô nghĩa.
Hồ Chí Minh cũng luôn coi trọng đến tính thường xuyên trong tự phê bình. Cuộc sống luôn có đầy những cám dỗ là cho con người ngày hôm nay có thể tốt đẹp, vị tha nhưng ngày hôm sau đã có thể xấu xa, ích kỷ. Tự phê bình giúp ngăn cản và loại bỏ quá trình chuyển hóa đó, vì thế mà phải thực hiện thường xuyên như việc rửa mặt hàng ngày vậy. Tuỳ theo từng đối tượng khác nhau mà việc tự phê bình sao cho phù hợp.
"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", tự phê bình là tiền đề để thực hiện phê bình. Muốn phê bình được người khác thị trước hết phải tự phê bình thật tốt. Phê bình là chỉ ra những khuyết điểm của người khác để họ sửa chữa. Nếu tự phê bình được thực hiện tốt thì sẽ không cần đến phê bình.
Đối với việc hoàn thiện nhân cách con người, tự phê bình có một vai trò quan trọng. Qua tự phê bình mà nhân cách con người được hình thành. Thực ra, đó là một quá trình tiếp thu và lĩnh hội các gí trinh xã hội làm chuẩn mực cho hành động con người. Nhà xã hội học CH.Cooley đưa ra lý thuyết "soi gương tự phản thân" với một ý niệm, xã hội vận hành như một tấm gương mà qua tấm gương đó cá nhân có thể quan sát hành vi riêng của mình thông qua hành vi của người khác. Sau đó, từ bản thân mình chuyển hóa các phản ánh đó thành thông tin. Tự phê bình nằm ngay trong quá trình "soi gương tự phản thân". Nó chính là phản ánh của quá trình xã hội hóa cá nhân. Nó vượt qua biên giới cảu cá nhân và trở thành những chuẩn mực của xã hội, các giá trị của xã hội được thừa nhận và tôn trọng. Muốn hình thành một xã hộ tốt đẹp, nhân văn thì mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng cần thực hiện tốt việc tự phê bình.
2 - Đoàn viên sinh viên với tự phê bình:
Có thể là chủ quan khi đánh giá, việc tự phê bình chưa được đoàn viên sinh viên thực hiện tốt trong các tổ chức mà họ tahm gia với vai trò là chủ thể. Tuy nhiên, xu hướng về lối sống buông thả, hưởng thụ là một xu hướng có thật trong thanh niên hiện nay. Trong đó có một bộ phận là đoàn viên sinh viên. Lối sống đó rất có thể được bắt nguồn từ ý thực tự phê bình chưa tốt. Tự phê bình chưa tốt dẫn đến lối sống thiếu trách nhiệm với bản thân. Điều này không được sửa chữa kịp thời dễ trở thành một căn bệnh mãn tính vô phương cữu chữa. Giá trị của đoàn viên sinh viên, ngoài việc trong tương lai sẽ gánh vác sứ mệnh của cả một dân tộc nưhng trước hết phải là hoàn thiện những giá trị nhân cách sống của mình. Điều này không dễ với mỗi người, đòi hỏi ở mỗi người phải không ngừng tự phê bình và sửa chữa.
Thông thường, người ta có thể phê bình người khác rất tốt nhưng đối diện với chính mình thì họ trở nên yếu đuối, không dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm của mình. Nó chứng tỏ, để có thể tự phê bình thật tốt phải có một bản lĩnh vững vàng, một dũng khí cách mạng và một lập trường tư tưởng tốt không sợ sai, sẵn sàng nhận sai để sửa chữa. Đoàn viên sinh viên hơn lúc nào hết cần rèn luyện cho mình năng lực tự phê bình trước tập thể. Trước hết cần rèn luyện cho mình một lối sống trong sáng, vị tha, nhân văn, hoà đồng với tập thể, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, loại bỏ lối sống phản nhân văn, buông thả, thiếu trách nhiệm. Sinh viên cần không ngừng trau dồi kiến thức xã hội, làm đầy thêm cho mình vốn tri thức để từ đó sẵ sàng đối mặt giải quyết với nữhng vấn đề khó trong cuộc sống một cách có lập trường, quan điểm, có chính kiến cá nhân một cách đúng đắn. Muốn tự phê bình tốt, đoàn viên sinh viên cũng cần thực hiện tốt việc phê bình. Tự phê bình và phê bình luôn đi đôi với nhau. Thông qua phê bình, cá nhân nhận thấy những khuyết điểm củăngòi khác và lấy đó làm căn cứu để tự phê bình. Trong cuộc sống, chính xã hội tạo nên cá nhân. Quá trình xã hội hóa cá nhân về một lĩnh vực nào đó làm cho cá nhân biểu hiện tất cả những giá trị của xã hội. Tự phê bình và phâ bình, đặc biệt là tự phê bình vì thế mà cũng cần được xã hôịo hóa để không chỉ trở thành công việc của một ai mà thành công việc của toàn xã hội.
Một xã hội biết tự phê bình thì xã hội đó sẽ phát huy được những đặc trưng của mình trong xu hướng phát triển đi lên. Đoàn viên sinh viên ncần là người tiên phong, đi đầi trong công việc này để xứng đáng với những kỳ vọng của xã hội và sứ mệnh to lứon mà đất nước giao phó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét