Chưa bao giờ tôi nghĩ, bầu trời này đủ rộng để nuôi dưỡng những giấc mơ tôi. Vì thế, hình như chưa bao giờ tôi ước và tin điều ước của mình sẽ trở thành hiện thực. Tôi hầu như không tin vào những câu chuyện cổ tích huyền hoặc, nhiều sắc màu. Tôi không tin những vì sao trên trời đang tỏa sáng cho một ước mơ của ai đó mà tôi đã từng nghe kể. Tôi không tin, chính xác hơn là tôi luôn hoài nghi về tình yêu theo cách nó có thể cứu dỗi những linh hồn lầm lạc. Vâng, còn nhiều hơn thế những điều tôi cho rằng: không thể.
Ngày đầu tiên đến với OIC, hình như tôi cũng mang trong mình những hoài nghi ấy. Một Showroom chật chội, lỉnh kỉnh những hàng và người qua lại; một góc sân nhỏ bé, chật kín hàng xe, không đủ cho những chậu hoa xinh xinh được sống là chính mình; một không khí làm việc tất bật của những nhân viên đeo huy hiệu 3 sọc xanh và 3 từ lạ lẫm OIC. Khi ấy tôi vẫn bị giam trong thế giới chật chội mà những điều không thể vẫn cứ ám ảnh, thường trực trong tôi.
Một ngày, hai ngày, một tuần, hai tuần rồi một tháng, tôi đã gắn bó với mái nhà chung OIC. Mọi thứ đã bắt đầu thay đổi đối với tôi. Tôi đã có thể dậy rất sớm, háo hức đến Công ty để được nghe câu nói quen thuộc với một ngữ điệu hài hước của sếp - "láo quá". Tôi có thể về nhà rất muộn, bỏ lỡ bữa cơm tối cùng bạn bè trong phòng trọ để say sưa làm những việc mà sếp bảo "cứ thế, cấm hỏi nhiều". Tôi có thể cười và nói chuyện thân tình với một nhân viên bất kỳ nào trong côngty. Tôi có thể đưa ra những đề nghị hợp lý thông qua một hệ thống được kiểm soát kể cả đó là lời đề nghị với sếp. Tôi có thể tự thiết kế cho mình chương trình làm việc và dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Tôi có thể cả ngày bên máy vi tính, "lội" trong server của Công ty để làm việc và tin mình sẽ hoàn thành công việc đó trong một thời gian sớm nhất... Dần già, tôi hiểu hơn những triết lý hành động của Công ty: "Sự hài lòng của Quý khách là niềm vinh dự của Công ty chúng tôi" cũng như mình đang làm việc theo phương châm "kết quả đánh giá mọi hành động" và, chẳng cần hô vang câu "lãi nhiều mới sướng" thì tôi cũng đã biết cần phải làm gì để góp phần làm gia tăng doanh số, lợi nhuận. Khi ấy, những hoài nghi của tôi trước đây của tôi về OIC gần như tan biến. Cái không khí tất bật, chật chội đã biến nơi đây thành một đại gia đình.
Tôi vẫn nghĩ mình là người phục vụ, là ngọn gió mới mẻ góp thêm để làm no cánh buồm Nhật Hải. Tôi đã bắt đầu tin mình có thể ước mơ, những ước mơ giản dị trong đời. Xin mọi người hãy luôn bên tôi, cùng phấn đấu vì mục đích chung của OIC, cùng đoàn kết, cùng kỷ luật và hành động.
Từ những điều không thể nay đã nhen nhóm trong tôi những điều có thể; từ sợ những ước mơ hão huyền đến dám ước mơ và đặt cho mình một mục tiêu: Qua thử việc trước thời hạn". Trong tôi lại vang lên những khúc ca đầy trăn trở của nhạc sỹ Phó Đức Phương: "Thời gian đã trôi qua có thể trở lại. Vết thương ngày nào có thể liền da. Náo nức khơi xa không thể thiếu những cánh buồm. Áng mây trên trời có thể ngừng trôi?" Tôi muốn ào đến bên những OICer đang quây quần bên nhau sau những giờ làm việc căng thẳng để hô vang câu OIC.
Ngày đầu tiên đến với OIC, hình như tôi cũng mang trong mình những hoài nghi ấy. Một Showroom chật chội, lỉnh kỉnh những hàng và người qua lại; một góc sân nhỏ bé, chật kín hàng xe, không đủ cho những chậu hoa xinh xinh được sống là chính mình; một không khí làm việc tất bật của những nhân viên đeo huy hiệu 3 sọc xanh và 3 từ lạ lẫm OIC. Khi ấy tôi vẫn bị giam trong thế giới chật chội mà những điều không thể vẫn cứ ám ảnh, thường trực trong tôi.
Một ngày, hai ngày, một tuần, hai tuần rồi một tháng, tôi đã gắn bó với mái nhà chung OIC. Mọi thứ đã bắt đầu thay đổi đối với tôi. Tôi đã có thể dậy rất sớm, háo hức đến Công ty để được nghe câu nói quen thuộc với một ngữ điệu hài hước của sếp - "láo quá". Tôi có thể về nhà rất muộn, bỏ lỡ bữa cơm tối cùng bạn bè trong phòng trọ để say sưa làm những việc mà sếp bảo "cứ thế, cấm hỏi nhiều". Tôi có thể cười và nói chuyện thân tình với một nhân viên bất kỳ nào trong côngty. Tôi có thể đưa ra những đề nghị hợp lý thông qua một hệ thống được kiểm soát kể cả đó là lời đề nghị với sếp. Tôi có thể tự thiết kế cho mình chương trình làm việc và dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Tôi có thể cả ngày bên máy vi tính, "lội" trong server của Công ty để làm việc và tin mình sẽ hoàn thành công việc đó trong một thời gian sớm nhất... Dần già, tôi hiểu hơn những triết lý hành động của Công ty: "Sự hài lòng của Quý khách là niềm vinh dự của Công ty chúng tôi" cũng như mình đang làm việc theo phương châm "kết quả đánh giá mọi hành động" và, chẳng cần hô vang câu "lãi nhiều mới sướng" thì tôi cũng đã biết cần phải làm gì để góp phần làm gia tăng doanh số, lợi nhuận. Khi ấy, những hoài nghi của tôi trước đây của tôi về OIC gần như tan biến. Cái không khí tất bật, chật chội đã biến nơi đây thành một đại gia đình.
Tôi vẫn nghĩ mình là người phục vụ, là ngọn gió mới mẻ góp thêm để làm no cánh buồm Nhật Hải. Tôi đã bắt đầu tin mình có thể ước mơ, những ước mơ giản dị trong đời. Xin mọi người hãy luôn bên tôi, cùng phấn đấu vì mục đích chung của OIC, cùng đoàn kết, cùng kỷ luật và hành động.
Từ những điều không thể nay đã nhen nhóm trong tôi những điều có thể; từ sợ những ước mơ hão huyền đến dám ước mơ và đặt cho mình một mục tiêu: Qua thử việc trước thời hạn". Trong tôi lại vang lên những khúc ca đầy trăn trở của nhạc sỹ Phó Đức Phương: "Thời gian đã trôi qua có thể trở lại. Vết thương ngày nào có thể liền da. Náo nức khơi xa không thể thiếu những cánh buồm. Áng mây trên trời có thể ngừng trôi?" Tôi muốn ào đến bên những OICer đang quây quần bên nhau sau những giờ làm việc căng thẳng để hô vang câu OIC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét