19 thg 12, 2009

Những tín ngưỡng dân gian Việt Nam

I - Tin ngưỡng dân gian Việt Nam:

1. Những hình thái tín ngưỡng dân gian bản địa của người Việt Nam:

a) Tục thờ đá: Viên đá là nơi trú ngụ lý tưởng của các thần linh có thần lực cực mạnh.

b) Tín ngưỡng hồn lúa: Hồn lúa là yếu tố quyết định sự sống và phát triển của cây lúa, hồn lúa cũng mang lại sức sống hạnh phúc cho mỗi người. Do vậy con người phải tôn vinh hồn lúa để giữ cho hồn không rời bỏ cây lúa mà đi.

c) Tín ngưỡng thờ nước: Cầu mong đủ nước để cây lúa phát triển.

d) Tín ngưỡng thần mặt trời: Rước đèn trung thu, thả diều... nhằm cầu nắng.

2. Tín ngưỡng phồn thực: cầu mong sự sinh sôi,nảy nở.

3. Tục thờ cúng tổ tiên:

a) Tết Hàn thực (3/3 âm lịch): bánh trôi, bánh chay.

b) Tết Đoan nghọ (5/5 âm lịch): rượu nếp, quả tươi.

c) Tết Trung nguyên (15/7 âm lịch): cỗ mặn.

d) Tết trung thu (15/8 âm lịch): bánh dẻo, bánh nướng.

đ) Tết trùng thập (10/10 âm lịch): dâng cơm gạo mới, bánh dầy, chè kho.

4. Tín ngưỡng thành hoàng làng:

- Thượng đẳng thần: Có công lớn với dân, với nước.

- Trung đẳng thần: sáng lập ra làng.

- Hạ đẳng thần: Không rõ công tích.

* Lễ hội làng tổ chức theo trình tự:

- Lễ rước nước.

- Lễ mộc đục (rửa thần tượng).

- Tế gia quan (khoác áo mũ cho thần, tượng).

- Lễ rước kiệu.

- Đại tế: mổ trâu, bò làm vật tế phẩm.

- Lễ túc trực: trông nom, canh giữ thần tượng.

- Lễ hèm: diễn một quãng đời không mấy "vẻ vang" của thần lúc sinh thời.

5. Tín ngưỡng vong hồn của người Việt (rằm tháng bảy): truyền thuyết Mục Liên cứu mẹ Thanh Đề.

II - Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam:

1. Lễ tịch điền:

- Tổ chức lần đầu tiên năm Thiên Phúc thứ 8 (987) đời Tiền Lê.

- Hình thức: Vua cầy 3 đường; hoàng tử 5 đường, quan triều 9 đường.

2. Lễ Minh Thệ (ăn thề):

- Tháng 2 năm Thiên Thành nguyên niên (1028) vua Thái Tông đặt ra lễ Minh Thệ chủ ý đào luyện cho văn võ bách quan hết lòng trung thành với hoàng gia.

- Hình thức: lập đàn, giết sinh vật lấy máu đựng vào bát lớn. Mọi người quỳ trước thần vị tuyên đọc lời thề.

- Năm Đinh Mùi (1787) quân Tây Sơn ra Bắc, đền Đồng Cổ bị phá hủy. Các triều sau bỏ không làm lễ ăn thề.

3. Lễ tế Văn Miếu:

- Tháng 8 năm Thần Võ thứ 2 (1070) vua Lý Thánh Tông dựng Văn Miếu ở phía Đông Nam kinh đô Thăng Long để thờ Đức Khổng Tử.

- Lễ tế Văn Miếu trong các đời Gia Long, Minh Mệnh, Thiên Trị, Tự Đức rất trọng thể. Từ đời Kiến Phúc về sau tuy nghi tiết không thay đổi nhưng không còn long trọng như trước, một phần vì các vua không hay đi tế, thường cử quan khâm mạng tế thay; một phần vì tài chính suy giảm, Lễ bộ, Hộ hộ không đủ tiền chi phí các khoản nên làm sơ sài cho tắc trách.

4. Ngày hội đua thuyền đời Lý: Năm Thiên Phúc thứ 6 (985) đời Lê Đại Hành, gặp ngày sinh nhật, vua sai làm một ngọn núi giả đặt ở trên thuyền thả xuống sông gọi là núi Nam Sơn rồi mở cuộc đua thuyền cho dân chúng thi. Từ đó năm nào cũng có hội đua thuyền.

5. Lễ tắm phật và phóng sinh đời Lý:

- Thái Tông lên ngôi năm Sùng Hưng Đại Bảo nguyên niên (1049) dựng chùa Diên Hựu thờ Quan Âm Bồ Tát. Cách thức kiến trúc do vị tăng Thiền Tuệ dâng dựng trên hồ Linh Chiểu.

- Hàng năm cứ đến ngày mồng 8/4 là ngày Phật Đản, chùa Diên Hựu mở hội tắm phật; vua chúa đến dự và làm lễ phóng sinh.

6. Lế sách lập đông cung thái tử đời Nguyễn:

- Trong lịch sử Việt Nam, hoàng tử đầu tiên được phong làm thái tử là Đinh Liễn, con vua Đinh Tiên Hoàng, tấn phong năm Mậu Thìn (968).

- Nhà Nguyễn chỉ có 2 lần làm lễ tấn phong cho hoàng tử Đảm sau là vua Minh Mệnh, lần thứ 2 tấn phong cho hoàng tử Vĩnh Thụy sau là vua Bảo Đại.

7. Những vũ khúc trong cung vua chúa:

- Bát dật

- Lục cúng

- Tam tinh chúc thọ

- Bát tiên hiến thọ

- Trình tường tập khánh

- Đấu chiến thắng phật

- Tứ linh

- Nữ tướng xuất quân

- Vũ phiến (múa quạt)

- Tam quốc,Tây du

- Lục triệt hoa mã đăng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét