Nếu ai đó đã đến với nước Nga Xô Viết hẳn sẽ hiểu vì sao bài thơ "Đợi anh về" lại dễ làm lay động lòng người đến thế. Nếu một ai đó đã trải mình qua chiến tranh ở Việt Nam hẳn mới hiểu rõ vì sao bên dòng sông hiu hắt buồn với những bông cải vàng nở đầy bên bến ấy là một tấm lòng, một sự chờ đợi, một tình yêu son sắt, thủy chung nhưng không quên đau đáu một niềm đau - Chiến tranh:
"Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đương thì con gái
Đợi anh chưa lấy chồng"
Và:
"Có một mùa hoa cải
Chia tay bởi chiến tranh
Em vẫn chờ đợi anh
Sao anh mãi không về"
Lời thơ của Nghiêm Thị Hằng cũng chính là tiếng lòng, những tâm sự day dứt không nơi trút bỏ của những người phụ nữ trong chiến tranh, sự hy sinh âm thầm và lặng lẽ ấy của những người phụ nữ Việt Nam đã tiếp thêm sức mạnh cho lịch sử để làm nên khúc khải hoàn ca chiến thắng.
2. Vết chân tròn trên cát - Sáng tác Trần Tiến
Có một câu chuyện cổ tích thời hiện đại kể về những người lính thương binh sau chiến tranh vẫn trở về dạy dỗ những đàn em nhỏ. Những vết chân tròn vẫn ngày ngày trải dài trên bờ cát trắng, anh thương binh vẫn đến trường làng, vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương. Trong bài hát ấy nồng nàn một tình yêu đất nước, quê hương; trong lời ca ấy bùng cháy và ngời sáng những trang sử hào hùng của dân tộc. Bài hát "Vết chân tròn trên cát" của nhạc sỹ Trần Tiến như một lời nhắn nhủ của thế hệ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; mà lòng phơi phới dậy tương lai"với thế hệ hôm nay đang dựng xây đất nước. Bài hát là sự trao gửi chân tình của thế hệ hôm qua và thế hệ hôm nay.
Có một câu chuyện cổ tích thời hiện đại kể về những người lính thương binh sau chiến tranh vẫn trở về dạy dỗ những đàn em nhỏ. Những vết chân tròn vẫn ngày ngày trải dài trên bờ cát trắng, anh thương binh vẫn đến trường làng, vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương. Trong bài hát ấy nồng nàn một tình yêu đất nước, quê hương; trong lời ca ấy bùng cháy và ngời sáng những trang sử hào hùng của dân tộc. Bài hát "Vết chân tròn trên cát" của nhạc sỹ Trần Tiến như một lời nhắn nhủ của thế hệ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; mà lòng phơi phới dậy tương lai"với thế hệ hôm nay đang dựng xây đất nước. Bài hát là sự trao gửi chân tình của thế hệ hôm qua và thế hệ hôm nay.
3. Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây - Hoàng
"Trường Sơn Đông nắng Tây mưa
Ai chưa đến đó thì chưa rõ mình"
Nỗi nhớ và tình yêu ngời sáng những phẩm chất cao đẹp của cả một thế hệ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; mà lòng phơi phới dậy tương lai". Anh bộ đội và cô thanh niên xung phong là hình ảnh thật hào hùng mà trữ tình của những năm tháng chống Mỹ đã viết lên những câu chuyện huyền thoại nơi chiến trường:
"Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây"
Chỉ có tình yêu trong chiến tranh mới làm cho con đường ra trận trở nên lãng mạn và nên thơ đến thế.
4. Cỏ non thành cổ - Tân Huyền
Một thời hoa lửa để làm nên "cỏ non thành cổ":
"81 ngày đêm nơi thành cổ
Ngày ken đêm hóa trắng đất này"
81 ngày đêm là cả một sự hy sinh đầy bi tráng để cho đất nước mãi mãi mùa xuân vĩnh hằng.
5. Năm anh em trên một chiếc xe tăng - Doãn Nho
"Năm anh em trên một chiếc xe tăng
Như năm bông hoa nở cùng một cội
Như năm bông hoa nở cùng một cội
Như năm ngón tay trên một bàn tay
Đã xung trận cả năm người như một"
Đó là hình ảnh thật đáng yêu của người chiến sỹ thiết giáp năm xưa. Trên những chiếc xe tăng, các anh sừng sững xông vào trận tuyến, giáp mặt với quân thù. Các anh đã chiến thắng vì khi ấy các anh đã biết nhân lên sức mạnh dân tộc, đồng sức đồng lòng giải phóng quê hương.
6. Bài ca Trường Sơn - Trần Chung
Trường Sơn - nơi triệu trái tim từ muôn nẻo đường dồn lại. Nơi đây, qua những giờ phút khốc liệt của cuộc chiến là những giây phút đầy lãng mạn, thi vị của người lính.
Vâng! Một chú nai bên suối, một nhành hoa bên rừng cũng là những người bạn, người đồng đội yêu thương cùng các anh trên đường hành quân đầy gian khổ. Và Trường Sơn, cũng nơi đây biết bao những người chiến sỹ đã vĩnh viễn nằm lại nơi núi rừng này.
7. Trên đỉnh Trường Sơn ta hát - Huy Du
Có một dãy núi để nối liền tình nam nghĩa bắc, có một dãy núi để yêu nắng bên Tây thương mưa bên Đông; có một dãy núi đã đi vào huyền thoại - Trường Sơn.
Nơi ấy bao dấu chân người lính đã đi qua; nơi ấy sau những dặm dài hành quân chiến đấu vẫn có một phút lắng mình để người chiến sỹ kiên trung ca những khúc ca gửi tới quê nhà trên đỉnh Trường Sơn nhớ nhung vời vợi. Ta thấy trong hình ảnh ấy một tình yêu son sắt với quê hương, với mẹ cha, xóm làng, người thân và một dũng khí bất khuất, kiên cường của người lính bộ đội cụ Hồ. Lời ca của người lính vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần, một vũ khí đánh giặc.
8. Đất nước - Phạm Minh Tuấn
Chiến tranh đã qua đi nhưng dư âm của nó thì vẫn còn vang vọng. Vẫn còn đó nỗi đau của những người mẹ đã bao lần nuốt lệ tiễn con ra mặt trận; vẫn như còn đó dáng mẹ hao gầy, mong ngóng những người con đã chẳng thể trở về. Trong nỗi đau dường như bất tận, khôn nguôi ấy là những linh thiêng của Tổ quốc, là khúc tráng ca của đất nước bốn nghìn năm. Người Việt Nam tự hào với truyền thống đấu tranh của dân tộc, người Việt Nam tự hào có mẹ anh hùng.
9. Tình ca Tây Bắc - Bùi Đức Hạnh
Nếu ai đã từng đặt chân tới Tây Bắc, cứ mỗi độ xuân về, nghe giai điệu lúc mượt mà, tha thiết, khi rộn ràng, tươi vui của bản Tình Ca Tây Bắc, lòng hẳn không khỏi rộn rã, bâng khuâng như con tàu mong mỏi của Chế Lan Viên mấy mươi năm về trước; rồi lại bồi hồi nhớ, lại muốn vác ba lô tìm đường ngược Tây Bắc để về với Sông Mã, núi Mường Hung. Tình ca Tây Bắc nhạc Bùi Đức Hạnh, thơ Cẩm Giang thực sự là một bản tình ca lãng mạn. Ở đó như có ánh mắt tình tứ của cô gái Thái và nụ cười trong trẻo của người lính.
10. Cánh chim báo tin vui - Đàm Thanh
Cánh Chim Báo Tin Vui của Đàm Thanh là một trong những ca khúc ra đời muộn hơn nhưng đã nhanh chóng nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài hát thay lời nhờ những cánh chim báo tin vui Tây Nguyên chiến thắng và mang cả "lòng người dân Tây Nguyên tha thiết mong người về thăm" đến với Bác Hồ. Ca khúc có tiết tấu nhanh vui, rộn ràng, mang đậm âm hưởng dân ca J'rai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét