30 thg 12, 2009

Một năm nhìn lại...



1. Công việc: nỗ lực hết mình nhưng kết quả chẳng được bao nhiêu
Mọi việc bắt đầu từ khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 81/2009/QĐ-TTg về hỗ trợ tiền Tết cho hộ nghèo. Hơn 3000 hộ nghèo của huyện nhà có cơ hội được có một cái Tết to nhất từ trước đến giờ và quả đúng là như vậy. Những hộ khá khẩm nhất cũng được 1 triệu đồng, hộ thấp nhất cũng được 200 nghìn đồng tiêu tết. Cả xã hội náo nức với những thành tựu kinh tế mà nước nhà đã đạt được và trong khoảnh khắc ấy không thể không chăm lo cho những người nghèo. Song với một chuyên viên phụ trách công tác bảo trợ xã hội như tôi thì thực sự đó là khởi đầu của muôn triệu những rắc rối.
27 Tết vẫn còn làm "rập mặt" lo lập danh sách, đối chiếu danh sách hộ nghèo để cấp tiền đảm bảo không sai một người. Cả Phòng được tăng cường trong mấy ngày giáp tết chỉ làm danh sách cấp tiền hộ nghèo ăn tết trong khi sáng 26 tết mới có văn bản chính thức chỉ đạo việc thực hiện Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ. Thật là những dấu hiệu không bình thường của một năm nhiều những chuyện không bình thường xảy đến.
29 nghỉ Tết, về quê vui với gia đình, anh em họ hàng, câu chuyện vẫn nghe khá nhiều trong dịp Tết vẫn liên quan đến việc cấp tiền cho hộ nghèo. Nào là thiếu công bằng, nào là không chính xác,... dường như chưa bao giờ xã hội có dịp được đề cập đến một vấn đề nóng hổi như thế. Không lâu sau, nào là tin các địa phương thực hiện cấp tiền hộ nghèo sai quy định được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và thế là, những ngày đầu tiên của một năm mới, câu chuyện bắt đầu đầu năm lại vẫn liên quan đến hộ nghèo và cứ đằng đẵng kéo dài đến tận bây giờ.
Ai cũng biết, đây là một chính sách lớn có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta nhằm quan tâm một cách thiết thực và sâu sắc đến đời sống của tầng lớp dân cư nghèo khổ. Song, đằng sau nó phát sinh bao nhiêu vấn đề phức tạp được cả xã hội quan tâm, các ngành chức năng vào cuộc, làm rõ.
Người nghèo đã có một cái Tết thật ấm no, còn chúng tôi, những người làm công tác chính sách đã bắt đầu từ giây phút ấy phải đối mặt với những vấn đề phức tạp thường xảy đến trong công tác chính sách... Nhưng cuối cùng, mọi chuyện cũng qua đi trong sự suôn sẻ, "cơn bão chính sách" cũng đã lắng dịu cùng với nhịp sống sôi động của xã hội.
Ngày 4/9/2009, nhận được Quyết định của Chủ tịch huyện đi học Sỹ quan dự bị ở Hải Dương 03 tháng. Bỏ lại những công việc bộn bề ở cơ quan, tôi bắt đầu vác ba lô vào quân ngũ. Và thực sự đây cũng là nơi mà tôi đã nếm trải những dư vị đặc biệt của cuộc đời người lính. Lần đầu tiên trong đời được sống cuộc sống của những người lính, cũng ăn cơm tập thể, cũng gò mình vào những nền nếp quân sự, cũng hành quân ra thao trường, cũng mang vác trên vai hành trang của người lính... Ở nơi đây có quá nhiều những đầu tiên đối với tôi. 3 tháng, gần 90 ngày và n những kỷ niệm, điều mà tôi nhớ nhất trong quân ngũ đó chính là tình đồng chí, đồng đội, lối sống có kỷ luật, nề nếp. Thực sự trước đó tôi chỉ biết đến cuộc sống của quân đội qua những lời kể của bố và mẹ tôi - cũng là những cựu chiến binh. Và tôi tin rằng, những gì học được trong quân ngũ cũng sẽ giúp tôi hiểu hơn rất nhiều về cuộc sống, cảm thông hơn với những người lính đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Kết thúc khóa học 3 tháng với chứng nhận tốt nghiệp loại giỏi - điều mà trong số hơn 20 anh em tỉnh Hà Nam cùng khóa học không ai làm được và tấm giấy khen của hiệu trưởng nhà trường, thực sự với tôi đó là một niềm vui khó tả. Tôi đã trải qua những thời khắc huấn luyện và học tập khó khăn tại trường nhưng rồi nhưng nỗ lực cố gắng của tôi và sự giúp đỡ, động viên của anh em đã giúp tôi làm được những điều mà tôi thực sự thấy đáng giá. "Tấm bằng" đó không chỉ đơn giản là một bằng chứng cho những cố gắng, nỗ lực của tôi trong học tập mà hơn hết đó là sự ghi nhận của một tập thể đối với cá nhân. Tôi thấy tự hào về điều đó và cũng thấy ba mẹ tôi cũng tự hào về điều đó khi chứng kiến những thành công của con trai mình trong môi trường quân đội - cái nơi mà ông bà đã khuyên đừng nên vào khi tôi tốt nghiệp cấp 3 và có ý định thi đại học vào một trường quân đội. Chưa ở nơi đâu tôi được thấy niềm vinh dự như giây phút bước lên bục hội trường lớn trong lễ bế giảng của Nhà trường cùng với số ít những gương mặt tiêu biểu giơ tay chào điều lệnh, bắt tay hiệu trưởng và đón nhận tấm giấy khen có giá trị tinh thần vô giá. Nó sẽ là hành trang cho tôi trong cuộc sống sau này. Và để có được nó chắc cũng không ai biết được là tôi đã trải qua những khó khăn của những ngày đầu tiên nhập ngũ, thậm chí cũng đã có lúc bị đại đội trưởng khiển trách, kỷ luật bằng việc dọn vệ sinh kho đại đội do quên giờ điểm danh vào lúc 20h45 của tối thứ 6 (mới vào chưa quen nên cứ nghĩ tối ngày nghỉ không phải điểm danh và ung dung ngồi uống nước dưới căng tin nhà trường). Tôi cũng tự hào mình là một người sỹ quan quân đội, có thêm một ngày trong năm để mà kỷ niệm mà nhớ đến và mong ngóng những lời chúc mừng - ngày 22/12 (Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam).
Ngày 1/12/2009 trở về cơ quan với công việc thường nhật và bắt đầu một "chiến dịch kinh khủng" - công tác rà soát hộ nghèo hàng năm. Dù là công việc thường niên nhưng chưa bao giờ công việc ấy lại trở nên khó khăn như năm nay. Việc bình xét hộ nghèo sau khi có Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ đột nhiên trở nên vô cùng phức tạp và thành một vấn đề đặc biệt nhạy cảm.Rất nhiều những đề xuất, kiến nghị, những lời cầu cứu. Tôi đã không có một giây phút nghỉ ngơi để bắt tay ngay vào công việc sau khi "xuất ngũ". Lại là những hôm đi làm về muộn; lại là những giờ phút căng thẳng trong công việc để giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh; lại đối mặt với sự không đồng cảm của một số người... Đôi lúc thấy mệt mỏi, muốn bỏ đi tất cả rồi đến đâu thì đến. Nhưng bản lĩnh của một người đảng viên, của một người cán bộ trẻ không cho phép tôi "buôn súng đầu hàng". Tôi đã cố gắng vượt qua những giây phút khó khăn đó để hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức giao phó. Chắc cũng ít ai biết, chỉ trong một tháng tôi đã sút mất 3kg. Giờ thì đã thấy vui vì những cố gắng của mình ít nhiều cũng đã có kết quả, công việc cũng đã tạm thời được giải quyết những khâu "nóng nhất" và tâm lý thì sẵn sàng chào đón những vấn đề phức tạp tiếp theo. Cố lên, chắc chắn sẽ thành công, trong đầu tôi lúc nào cũng vang lên khẩu hiệu hành động đó.


2. Tình yêu trải qua nhiều giông bão nhưng cuối cùng vẫn tìm ra được giá trị đích thực:
Có lẽ năm 2009 là một năm căng thẳng với tôi trong đủ mọi chuyện trên đời và đương nhiên nó đã khiến cho những mối quan hệ của tôi trở nên phức tạp. "vợ - chồng" đã nhiều lần "cơm không lành - canh không" ngọt mà nguyên nhân lúc nào cũng bắt đầu từ những câu chuyện tầm phào, vớ vẩn. Có lẽ tôi đã chịu áp lực quá nhiều từ công việc. Cũng không ai biết tôi đã ngán ngẩm đến cả việc nghe điện thoại vì nó luôn luôn động chạm đến những vấn đề mà tôi không thể giải quyết được. Cả 03 tháng trong quân đội, tôi muốn bỏ quên tất cả cuộc sống bên ngoài để chỉ học và huấn luyện, để tu luyện thành một con người mới với những suy nghĩ mới, chín chắn và bản lĩnh hơn. Và tôi biết, chính tôi là nguyên nhân để cho mọi chuyện trong các mối quan hệ trở nên phức tạp. Tôi không hiểu tại sao mình lại ích kỷ và nông nổi như vậy: phàn nàn quá nhiều, bày tỏ quá nhiều những bức xúc và cuối cùng là những mối xung đột về quan điểm. Năm 2009 đánh dấu ít nhất 3 "cuộc chiến tranh thế giới" và chúng tôi đã có lúc im lặng trong gần 10 ngày liền. Nhưng có lẽ, cũng như các cụ nói: "ở hiền thì gặp lành", thật may vì người bạn của tôi là một người luôn biết chấp nhận và biết tha thứ để đưa tôi trở lại với những gì tốt đẹp mà tôi vốn có. Tôi đã nhận ra trong cô ấy, một tình yêu đến nhẫn nại, không sôi nổi, cháy bỏng nhưng sâu sắc và đầy sự độ lượng, vị tha. Chúng tôi đã tìm thấy nhau sau những giông bão và mỗi lần như vậy chúng tôi càng thêm gắn bó với nhau hơn, không một trở ngại nào có thể ngăn cản. Tôi tin, đây cũng là điều mà người bạn của tôi cũng nghĩ và luôn nghĩ.


3. Gia đình: nhiều biến động song cuối cùng cũng đều hướng đến những kết cục tốt đẹp
Đầu năm 2009, cả gia đình bàng hoàng với nghi vấn thằng cháu 11 tuổi của tôi có thể bị một căn bệnh quái ác, tiêu tốn một khoản chi phí khổng lồ của gia đình. Đôn đáo, chạy ngược chạy xuôi lo bảo hiểm y tế, lo chuẩn đoán bệnh và điều trị cho cậu bé, cả gia đình đã có lúc rơi vào thảm kịch của những mối lo lắng. Nhìn mẹ tôi khóc cho tương lai mịt mờ của thằng cháu nhỏ tôi chỉ muốn ứa nước mắt và an ủi mẹ: "Thôi, rồi mọi chuyện sẽ qua mẹ à"! Song, có lẽ cuộc sống tần tảo, lam lũ, chất phác hơn 60 năm qua của ba mẹ tôi đã đủ để tích tụ phúc đức để mang đến cho gia đình tôi một niềm vui bất ngờ: sau một thời gian theo dõi và chuẩn đoán bệnh, bác sỹ nở nụ cười nói với gia đình tôi, cậu bé đã trở lại với cuộc sống bình thường. Thật không thể nào tin được. Tôi mừng lắm và thầm cảm ơn phúc đức của ông bà, tổ tiên nhiều lắm. Cũng từ giây phút ấy, tôi bắt đầu tin vào thuyết nhân - quả của cuộc đời và tự nhủ với mình phải không ngừng sống tốt và tốt hơn để xứng đáng với truyền thống của gia đình, với kỳ vọng của mọi người.
Sau sự kiện hãi hùng trên, chị dâu quyết định đi làm tại khu công nghiệp khi thằng con nhỏ chưa đầy 1 năm tuổi để lại công việc chăn nuôi và việc gia đình cho ông chồng đã không thể gắng gượng với những công việc nặng nhọc. Bố mẹ đã phải quyết định bỏ làm thêm để phụ giúp việc chăm sóc cháu nhỏ cho anh chị. "Miếng cơm manh áo" vẫn là cái đè nặng nhất lên cuộc sống của người nông dân như anh chị tôi. Cũng khó khăn đấy, vất vả đấy, rơi nhiều mồ hôi, nước mắt đấy nhưng cuối cùng mọi chuyện cũng đã trở nên tốt đẹp. Cậu con trai lớn lên khỏe mạnh, ngoan ngoãn; việc chăn nuôi của anh chị cũng thành công hơn nhiều so với những thất bại của những năm trước đó; anh chị cũng đã đủ tiền để mua xe máy, mua sắm đồ đạc trong nhà và giờ là tiếp tục mở rộng thêm khu vực chăn nuôi. Tôi tin năm 2009 đã bắt đầu cho những sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của anh chị tôi.
Trong những tháng ngày đi học xa nhà, tôi đã không biết rằng bố tôi đã trải qua một thời gian bệnh tình tái phát có lúc trở nên rất nghiêm trọng. Gia đình đã sợ tôi lo lắng nên không báo cho tôi biết thời gian bố phải vào điều trị tại bệnh viện. Tôi về thăm nhà sau 1 tháng rưỡi nhập ngũ, cũng là lần đầu tiên trong đời tôi xa nhà lâu thế. Đơn giản vì đường xá xa xôi, đi lại mất thời gian và tốn kém nên cũng chỉ sắp xếp về một vài lần thăm bố mẹ. Đến lúc ấy tôi mới biết bố tôi đang phải điều trị trong bệnh viện và có thể sẽ phải điều trị trong một thời gian dài. Tôi chợt cảm thấy lo lắng và bất an khi nhìn bố gầy rộc người vì căn bệnh. Bố tôi là bệnh binh vốn đã mang từ chiến trường về đủ thứ bệnh tật trên đời lại ở độ tuổi 63 xế chiều, lo lắng lắm chứ. Mẹ phải vất vả chăm sóc bố, lo thuốc thang, bồi bổ cho bố suốt mấy tháng nay. Thật may vì đã có mẹ. "Con chăm cha không bằng bà chăm ông", các cụ nói chẳng sai bao giờ. Nhờ bàn tay của mẹ tôi, bố tôi đã dần hồi phục trở lại, người thêm da, thêm thịt và tôi lại được nhìn thấy cuộc sống gia đình tôi trở lại với nhịp sống thường nhật như khi tôi chưa đi học. Tôi muốn gia đình tôi mãi như bây giờ, ấm cúng và vui vẻ, cùng bố mẹ mong ngóng một người con dâu mới ngoan ngoãn, cùng anh chị mong ngóng một đứa em dâu hiền, cùng các cháu mong ngóng một người con gái sẽ chiều chuộng chúng và chúng được gọi người đó là Thím. Tôi nghĩ, đôi lúc cũng có những niềm vui nhỏ mà ý nghĩa thật. Cùng với niềm vui đó, tôi đã quyết định chi tất cả số tiền mà tôi thu hoạch được trong quá trình học Sỹ quan dự bị xa nhà vào việc sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ đạc. Tôi đã sẵn sàng chào đón người bạn trăm năm của tôi xuất hiện trong căn nhà nhỏ mà ấm cúng này của tôi và ba mẹ tôi...
4. Năm mới và những hy vọng mới
Khép lại một năm nhiều biến động với nhiều những sự kiện xảy đến trong cuộc sống của tôi, chào đón một năm mới với nhiều hy vọng; trong những giây phút này tôi chỉ muốn chúc những lời chúc tốt đẹp nhất tới những người thân yêu của tôi: mong bố mẹ luôn mạnh khỏe để cùng tôi đi tiếp những quãng đường gian nan mà nhiều hy vọng phía trước; mong anh chị và các cháu luôn mạnh khỏe, bình an, công việc suôn sẻ; mong người tôi yêu luôn bên tôi, cùng tôi trải qua những giông bão cuộc đời; mong bạn bè, những người đồng chí, đồng nghiệp của tôi luôn bên tôi và đồng hành cùng tôi trong mỗi bước đi; mong cho tất cả mọi người đều thành công và thành công hơn nữa, hạnh phúc và hạnh phúc hơn nữa.
Năm 2010, năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại... Một năm có ý nghĩa lớn với cả dân tộc Việt Nam và tôi - một người Việt Nam yêu đất nước mình, mong muốn cả đất nước mình sẽ hóa rồng và bước sang một kỷ nguyên mới. Năm mới, thắng lợi mới.....


25 thg 12, 2009

MC và những ca khúc ấn tượng

1. Mùa hoa cải - Sáng tác Lê Vinh
Nếu ai đó đã đến với nước Nga Xô Viết hẳn sẽ hiểu vì sao bài thơ "Đợi anh về" lại dễ làm lay động lòng người đến thế. Nếu một ai đó đã trải mình qua chiến tranh ở Việt Nam hẳn mới hiểu rõ vì sao bên dòng sông hiu hắt buồn với những bông cải vàng nở đầy bên bến ấy là một tấm lòng, một sự chờ đợi, một tình yêu son sắt, thủy chung nhưng không quên đau đáu một niềm đau - Chiến tranh:
"Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đương thì con gái
Đợi anh chưa lấy chồng"
Và:
"Có một mùa hoa cải
Chia tay bởi chiến tranh
Em vẫn chờ đợi anh
Sao anh mãi không về"
Lời thơ của Nghiêm Thị Hằng cũng chính là tiếng lòng, những tâm sự day dứt không nơi trút bỏ của những người phụ nữ trong chiến tranh, sự hy sinh âm thầm và lặng lẽ ấy của những người phụ nữ Việt Nam đã tiếp thêm sức mạnh cho lịch sử để làm nên khúc khải hoàn ca chiến thắng.
2. Vết chân tròn trên cát - Sáng tác Trần Tiến
Có một câu chuyện cổ tích thời hiện đại kể về những người lính thương binh sau chiến tranh vẫn trở về dạy dỗ những đàn em nhỏ. Những vết chân tròn vẫn ngày ngày trải dài trên bờ cát trắng, anh thương binh vẫn đến trường làng, vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương. Trong bài hát ấy nồng nàn một tình yêu đất nước, quê hương; trong lời ca ấy bùng cháy và ngời sáng những trang sử hào hùng của dân tộc. Bài hát "Vết chân tròn trên cát" của nhạc sỹ Trần Tiến như một lời nhắn nhủ của thế hệ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; mà lòng phơi phới dậy tương lai"với thế hệ hôm nay đang dựng xây đất nước. Bài hát là sự trao gửi chân tình của thế hệ hôm qua và thế hệ hôm nay.
3. Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây - Hoàng
"Trường Sơn Đông nắng Tây mưa
Ai chưa đến đó thì chưa rõ mình"
Nỗi nhớ và tình yêu ngời sáng những phẩm chất cao đẹp của cả một thế hệ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; mà lòng phơi phới dậy tương lai". Anh bộ đội và cô thanh niên xung phong là hình ảnh thật hào hùng mà trữ tình của những năm tháng chống Mỹ đã viết lên những câu chuyện huyền thoại nơi chiến trường:
"Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây"
Chỉ có tình yêu trong chiến tranh mới làm cho con đường ra trận trở nên lãng mạn và nên thơ đến thế.
4. Cỏ non thành cổ - Tân Huyền
Một thời hoa lửa để làm nên "cỏ non thành cổ":
"81 ngày đêm nơi thành cổ
Ngày ken đêm hóa trắng đất này"
81 ngày đêm là cả một sự hy sinh đầy bi tráng để cho đất nước mãi mãi mùa xuân vĩnh hằng.
5. Năm anh em trên một chiếc xe tăng - Doãn Nho
"Năm anh em trên một chiếc xe tăng
Như năm bông hoa nở cùng một cội
Như năm ngón tay trên một bàn tay
Đã xung trận cả năm người như một"
Đó là hình ảnh thật đáng yêu của người chiến sỹ thiết giáp năm xưa. Trên những chiếc xe tăng, các anh sừng sững xông vào trận tuyến, giáp mặt với quân thù. Các anh đã chiến thắng vì khi ấy các anh đã biết nhân lên sức mạnh dân tộc, đồng sức đồng lòng giải phóng quê hương.
6. Bài ca Trường Sơn - Trần Chung
Trường Sơn - nơi triệu trái tim từ muôn nẻo đường dồn lại. Nơi đây, qua những giờ phút khốc liệt của cuộc chiến là những giây phút đầy lãng mạn, thi vị của người lính.
Vâng! Một chú nai bên suối, một nhành hoa bên rừng cũng là những người bạn, người đồng đội yêu thương cùng các anh trên đường hành quân đầy gian khổ. Và Trường Sơn, cũng nơi đây biết bao những người chiến sỹ đã vĩnh viễn nằm lại nơi núi rừng này.
7. Trên đỉnh Trường Sơn ta hát - Huy Du
Có một dãy núi để nối liền tình nam nghĩa bắc, có một dãy núi để yêu nắng bên Tây thương mưa bên Đông; có một dãy núi đã đi vào huyền thoại - Trường Sơn.
Nơi ấy bao dấu chân người lính đã đi qua; nơi ấy sau những dặm dài hành quân chiến đấu vẫn có một phút lắng mình để người chiến sỹ kiên trung ca những khúc ca gửi tới quê nhà trên đỉnh Trường Sơn nhớ nhung vời vợi. Ta thấy trong hình ảnh ấy một tình yêu son sắt với quê hương, với mẹ cha, xóm làng, người thân và một dũng khí bất khuất, kiên cường của người lính bộ đội cụ Hồ. Lời ca của người lính vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần, một vũ khí đánh giặc.
8. Đất nước - Phạm Minh Tuấn
Chiến tranh đã qua đi nhưng dư âm của nó thì vẫn còn vang vọng. Vẫn còn đó nỗi đau của những người mẹ đã bao lần nuốt lệ tiễn con ra mặt trận; vẫn như còn đó dáng mẹ hao gầy, mong ngóng những người con đã chẳng thể trở về. Trong nỗi đau dường như bất tận, khôn nguôi ấy là những linh thiêng của Tổ quốc, là khúc tráng ca của đất nước bốn nghìn năm. Người Việt Nam tự hào với truyền thống đấu tranh của dân tộc, người Việt Nam tự hào có mẹ anh hùng.
9. Tình ca Tây Bắc - Bùi Đức Hạnh
Nếu ai đã từng đặt chân tới Tây Bắc, cứ mỗi độ xuân về, nghe giai điệu lúc mượt mà, tha thiết, khi rộn ràng, tươi vui của bản Tình Ca Tây Bắc, lòng hẳn không khỏi rộn rã, bâng khuâng như con tàu mong mỏi của Chế Lan Viên mấy mươi năm về trước; rồi lại bồi hồi nhớ, lại muốn vác ba lô tìm đường ngược Tây Bắc để về với Sông Mã, núi Mường Hung. Tình ca Tây Bắc nhạc Bùi Đức Hạnh, thơ Cẩm Giang thực sự là một bản tình ca lãng mạn. Ở đó như có ánh mắt tình tứ của cô gái Thái và nụ cười trong trẻo của người lính.
10. Cánh chim báo tin vui - Đàm Thanh
Cánh Chim Báo Tin Vui của Đàm Thanh là một trong những ca khúc ra đời muộn hơn nhưng đã nhanh chóng nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài hát thay lời nhờ những cánh chim báo tin vui Tây Nguyên chiến thắng và mang cả "lòng người dân Tây Nguyên tha thiết mong người về thăm" đến với Bác Hồ. Ca khúc có tiết tấu nhanh vui, rộn ràng, mang đậm âm hưởng dân ca J'rai.


24 thg 12, 2009

Noel 360 độ cảm xúc

QuyÕt ®Þnh ë nhµ trong ngµy Noel, vÉn muèn biÕt "ngoµi kia" ngưêi ta ®ãn Noel nh­ thÕ nµo. H¼n như tÊt c¶ nh÷ng ®«i yªu nhau sÏ t×m ®Òn víi nhau trong ngµy nµy. Ch¼ng biÕt tõ bao giê Noel kh«ng cßn lµ ngµy cña nh÷ng ngưêi theo ®¹o Thiªn chóa n÷a. Nã ®· trë thµnh mét ngµy ®Ó hß hÑn, mét ngµy héi lín cña c¶ nưíc ®Ó mäi ngưêi ®ưîc gÇn nhau h¬n.

Song, h×nh như víi riªng m×nh Noel kh«ng cã g× ®Æc biÖt, ch¼ng cã chót kû niÖm g× vÒ ngµy héi nµy. TÊt c¶ nh÷ng ®ªm Noel ®Òu tr«i qua b×nh lÆng vµ yªn ¶.

Ngµy 22-12 còng võa ®i qua, nhËn ®­îc nh÷ng lêi chóc mõng cña mÊy anh em TiÓu ®éi 3 t¹i tr­êng Qu©n sù QK3 míi chît nhí giê m×nh còng lµ bé ®éi, còng cã thªm mét ngµy trong n¨m ®Ó mµ t­ëng nhí vµ ®Ó mäi ng­êi chóc tông. Vui. Song, d­êng nh­ ngoµi mÊy anh em ra th× còng ch¼ng ai nhí ®­îc ngµy ®ã ®Ó mµ chóc tông m×nh vµi c©u. B×nh thưêng.

QuyÕt ®Þnh tõ chèi vµi lêi mêi ®i ch¬i vµo ®ªm Noel, t«i ë nhµ vµ tù gÆm nhÊm nh÷ng kû niÖm ®Ñp trong qu¸ khø, kh«ng liªn quan g× ®Õn Noel.

Lóc nµy muèn nghe vµi giai ®iÖu nh¹c cña Phó Quang, nhÊt lµ nh÷ng khóc ca viÕt vÒ Hµ Néi - n¬i kû niÖm ®· chÊt chøa thµnh nçi nhí - n¬i cã em - n¬i nu«i nh÷ng hy väng vµo tư¬ng lai. Rủ rª m·i ®Ó kÐo em vµo cuéc chat ®ªm Noel nhưng "ngưêi Êy" nhÊt ®Þnh kh«ng ®i; nh¾n tin vµ ®ưîc biÕt ®ang nghe gi¶ng ®¹o tin lµnh t¹i S©n vËn ®éng. VËy lµ l¹i thªm mét mïa Noel b×nh th­ưêng như nã ®· như thÕ suèt 25 n¨m qua.

Ch¼ng cßn viÖc g× kh¸c, ngåi viÕt linh tinh vµi dßng t¶n m¹n kh«ng chñ ®Ò, kh«ng néi dung cô thÓ, chØ cã nh÷ng ý nghÜ bÊt chît vµ nh÷ng c¶m xóc tho¸ng qua.

§éi tuyÓn ViÖt Nam võa cã mét trËn giao h÷u thµnh c«ng víi Xi m¨ng H¶i Phßng trªn s©n L¹ch Tray víi th¾ng lîi 4 - 2 khiÕn t¹m quªn ®i mét kú Seagame ®Çy tiÕc nuèi cña U23 ViÖt Nam. GiÊc m¬ vµng mong manh chưa bao giê thµnh hiÖn thùc. Cã th»ng b¹n t«i ®Æt c©u hái: ViÖt Nam cã nªn tiÕp tôc tham gia c¸c kú seagame tiÕp theo. Thó thùc lµ nÕu kh«ng cã seagame ch¾c ViÖt Nam sÏ m·i m·i vÉn chØ lµ "mét chó lïn" trong khu vùc. Dï thÊt b¹i nh­ưng nh÷ng chµng trai cña chóng ta ®· ch¸y hÕt m×nh, ®· mang vÒ ¸nh hµo quang cña niÒm tù hµo d©n téc vµ ®iÒu ®ã cßn quý gi¸ h¬n c¶ nh÷ng tÊm huy chư¬ng vµng.

C«ng viÖc cña m×nh th× d¹o nµy bi bÐt, dån dËp. TÊt c¶ mäi viÖc ®Òu lµm dë dang vµ ®Òu r¬i vµo t×nh tr¹ng cÊp b¸ch, cßn ng­ưêi th× r¬i vµo t©m tr¹ng streess ®Õn tét ®é mµ kh«ng cã c¸ch gi¶i khu©y. Ch¼ng biÕt chia sÎ cïng ai. Lîi dông viÖc «ng b¹n ë Hµ Néi vÒ quª ch¬i ®Þnh rñ thªm mét sè ngưêi ®i "èc nãng" mµ kh«ng hiÓu sao tÊt c¶ ®Òu "c¸o lçi". ThËt lµ mét ngµy kú l¹. Ch­ưa ®Õn Noel nhưng mäi ngưêi ®Òu cã lý do ®Ó tõ chèi lêi mêi mét c¸ch rÊt chÝnh ®¸ng. ThËt tÖ. VËy lµ l¹i hai th»ng ®µn «ng kh«ng r­ưîu, kh«ng thuèc l¸ ngåi "ốc nong" vµ ®µm ®¹o chuyÖn cuéc ®êi, còng hÕt 2 ®Üa xoµi, 1 ®Üa cñ ®Ëu, 3 b¸t èc.... hoµnh tr¸ng ®Êy nhØ? Ch­ưa hÕt, l¹i cßn mét hiÖp Lipton nãng t¹i S¾c Mµu vµ ch¾c còng chØ «ng b¹n m×nh biÕt lµ m×nh cßn thªm 2 cèc n­íc chanh nãng n÷a t¹i S¾c Mµu qu¸n, ®¬n gi¶n v× ¨n qu¸ nhiÒu èc vµ c¶m thÊy "nãng trong ng­ưêi". Mµn ®ªm thùc sù bu«ng xuèng vµo lóc 21h45 phót. Còng ngµy h«m ®ã biÕt thªm «ng b¹n m×nh ®· chÝnh thøc chia tay cuéc sèng c« ®éc. Vui v× h¾n ®· cã n¬i, cã chèn. Buån v× h¾n ngµy mai l¹i lªn ®ưêng b¾t ®Çu cho líp cao häc 2 n¨m vµ sau ®ã lµ nh÷ng n¨m biÒn biÖt phư¬ng Nam. M×nh thư¬ng h¾n, c¶m phôc con ngưêi h¾n. Trong khã kh¨n gian khæ vÉn lu«n vư¬n lªn b¶n lÜnh, kiªn cưêng vµ kh¼ng ®Þnh ®ưîc nh÷ng ch©n gi¸ trÞ tuyÖt ®Ñp. M×nh phôc h¾n vµ häc hái ®­ưîc ë h¾n rÊt nhiÒu. C¸i ngµy h¾n quyÕt ®Þnh tõ bá c¸i viÖc lµm gi¸o viªn cña mét trưêng THPT ®Ó thi dù nguån vµo mét tr­êng §¹i häc m×nh ®· thÊy lo cho nh÷ng dù ®Þnh cña h¾n nh­ưng ®Õn giê nµy ®· thùc sù tin t­ưëng. §ã lµ mét quyÕt ®Þnh quan träng trong cuéc ®êi h¾n, quyÕt ®Þnh gióp h¾n më réng h¬n tÇm nh×n vµ hưíng gÇn h¬n ®Õn nh÷ng thµnh c«ng lín phÝa trưíc.

Ngµy h«m nay, giËt m×nh v× nhËn ®­îc tin nh¾n cña "ngưêi cò", kh«ng cã tªn trong danh b¹ (chÝnh x¸c lµ ®· tõng cã nay ®· mÊt).Lêi chóc Êm ¸p l¾m: "merry Christmas! Happy an Lucky. Best wish for you!!!!" Trong tÝch t¾c th«i kû niÖm ®· sèng l¹i trong m×nh. Nh­ưng hiÖn t¹i giê víi m×nh ®· kh¸c, víi ngưêi Êy ®· hoµn toµn kh¸c. M×nh tr©n träng nh÷ng g× trong qu¸ khø nh­ưng còng lu«n mong muèn x©y dùng mét t­¬ng lai tèt ®Ñp b»ng mét niÒm tin cô thÓ, víi nh÷ng hµnh ®éng cô thÓ cña mét con ngưêi cô thÓ - lµ Em.

Trong nh÷ng ngµy nµy, sù xuÊt hiÖn cña 2 c« bÐ thùc tËp khiÕn c«ng viÖc cña m×nh ®ì thªm sù tÎ nh¹t vµ bËn rén. Chóng còng ®ì m×nh ®­îc rÊt nhiÒu viÖc. Hai sinh viªn tèt nghiÖp ®¹i häc chÝnh quy chÊp nhËn cuéc sèng c«ng chøc cÊp x· h¼n còng lµ nh÷ng quyÕt ®Þnh quan träng trong cuéc ®êi. Víi m×nh bÊt kÓ nh÷ng ai h­íng ®Õn x©y dùng cuéc sèng tèt ®Ñp cho quª h­¬ng m×nh th× dï chØ lµ ý nghÜ còng ®Òu rÊt ®¸ng hoan nghªnh. Mäi c«ng viÖc ®Òu xuÊt ph¸t tõ viÖc kiÕm tiÒn nh­ng nh÷ng ®ång tiÒn ngoµi viÖc duy tr× cuéc sèng cña b¶n th©n m×nh cßn gióp Ých cho quª h­¬ng m×nh th× nã ®· v­ît lªn trªn c¶ nh÷ng gi¸ trÞ thuÇn tóy.

Mét n¨m ®· s¾p qua ®i! Mét n¨m ®· ®¸nh dÊu nh÷ng sù thay ®æi ®Æc biÖt trong cuéc sèng cña m×nh. Ba th¸ng t¹i tr­êng Qu©n sù QK3 thùc sù lµ ba th¸ng cña mu«n vµn nh÷ng kû niÖm vµ bµi häc quý gi¸ trong cuéc ®êi. 9 th¸ng cña nh÷ng nç lùc kh«ng biÕt mÖt mái trong c«ng viÖc vµ nh÷ng kÕt qu¶ kh«ng mÊy thuËn lîi ®¸nh dÊu mét n¨m lµm viÖc kh«ng ®¹t hiÖu qu¶ cao vÒ c«ng viÖc nh­ưng nh÷ng gi¸ trÞ mang l¹i thùc sù ®· lµ nh÷ng hµnh trang v« gi¸ trong cuéc ®êi. Nh÷ng ngµy cuèi n¨m nh×n l¹i mét chÆng ®ưêng thÊy vÉn cßn bao gian nan phÝa trưíc nh­ng m×nh lu«n tin nh÷ng lóc khã kh¨n nhÊt chÝnh lµ lóc b¶n lÜnh ®­îc thö löa mét c¸ch d÷ déi vµ chÝnh ®¸ng nhÊt. Cè lªn! Th¾ng lîi ®ang ë phÝa trưíc. Th¼ng tiÕn tư¬ng lai...

19 thg 12, 2009

Giáng sinh - Tìm hiểu về Thiên Chúa Giáo

Một tôn giáo vào bậc quan trọng và có tổ chức khoa học nhất tại Việt Nam ngày nay phải kể đến Thiên chúa giáo, tuy đạo này mới du nhập vào đây hơn 300 năm.

Thiên chúa giáo thờ phụng đức chúa trời.

Sách chép lại rằng, đức chúa trời sau khi tạo nên trời đất và muôn vật, lại tạo ra con người. Hai người đầu tiên là ông A đam và bà Ê va.

Ông A đam và bà Ê va được sống chung trong một vườn cực lạc, được cai quản các thú vật và được ăn hoa quả trong vườn, ngoại trừ trái cấm.

Hai ông bà vẫn giữ lệnh cấm của Đức Chúa Trời, không đụng tới trái cấm nhưng về sau lại bị quỷ xứ xúi giục, bà Ê va đã ăn trái này và đã đưa cho ông A đam ăn.

Ăn trái cấm rồi hai người biết xấu hổ và bị Đức Chúa Trời trừng phạt đẩy xuống trần gian với lời hứa sẽ sai người xuống chuộc tội cho.

Người mà Đức Chúa Trời sai xuống chuộc tội cho loài người là Chúa Je'sus, con một của Đức Chúa Trời ra đời tại thành Nazareth, xứ Gallle'e ở Tiểu Á cách đây 1968 năm tính đến năm Mậu Thân.

Thân phụ của chúa Je'sus là ông Jospeph, thân mẫu là bà Marie. Sự tích chúa Je'sus chép rằng, bà Marie đồng trinh, cảm thông thần mộng sinh ra Chúa.

Chúa Je'sus rất thông minh, trước học theo người Do Thái nhưng sau thấy các tu sỹ DO Thái có nhiều sự bậy bạ nên ngài phải dạy mọi người lấy sự yêu mến tôn kính Đức Chúa Trời làm giới và sự tôn kính cần ở trong lòng còn đối với người thì Chúa dạy người ta phải coi nhau như anh em một nhà và ai cũng bình đẳng cả.

Người ta theo Chúa rất đông và sự tin theo này đã khiến các tu sỹ Do Thái ghét Người và Người đã bị người Do Thái đóng đinh trên thập tự giá. Người đã hy sinh để chuộc tội cho nhân loại tại núi Sọ thành Jerusalem sau khi ra đời 33 năm.

Người đã bị chôn 3 ngày nhưng sau đó Người đã sống lại.

Người đã sống lại thật vì các môn đệ đã trông thấy Người, mó đến Người, chuyện trò cùng người và sau đã chịu chết để làm chứng sự thật ấy.

Sau khi sống lại, Người còn ở lại cõi trần 40 ngày để dạy dỗ các tông đồ và đi giảng Phúc Âm rồi Ngài mới lên trời về với Đức Chúa Trời.

Sứ đồ Paul de Tarso, trở lại đạo vào năm 36 hoặc 37, tử vì đạo năm 67 đã là người gieo đức tin lan rộng từ Âu sang Á, nhất là sau khi ông thọ tử. Đạo Thiên Chú từ đó dần dần đi vào các tầng lớp địa phương mới. Quốc gia đầu tiên lấy Thiên Chúa Giáo làm quốc giáo là vương quốc Osrhoe'no với quốc vương Abgan đệ cửu, rửa tội tại kinh thành Edessa năm 200.

Bộ Truyền giáo được thành lập ngày 6 tháng Giêng năm 1622 bởi Đức Giáo Hoàng Gregoire XV nhằm tách rời Chính trị khỏi Đức Tin.

Tại Việt Nam, năm 1685, theo sáng kiến của linh mục Đắc Lộ hai địa phận được thành lập: Địa phận Đàng trong với Giám mục Pallu và địa phận Đàng ngoài với Giám mục Lambert.

Sử liệu chỉ nhắc đến ông đồ Hưng Viễn người làng Bồng Trung tỉnh Thanh Hóa là một trong những người Việt Nam đầu tiên đã theo đạo Thiên Chúa vào khoảng năm 1580.

Sau hơn 300 năm lan truyền tới Việt Nam, Thiên Chúa Giáo ngày nay qua các biến cố lịch sử và nhờ vào sự nhận nại của các tu sĩ đã trở thành một đoàn thể tín ngưỡng quan trọng tại nước nhà với 22 địa phận Chính tòa, 3 tòa Tổng Giám Mục, hơn 3 triệu tín đồ.

Thiên chúa giáo có nhiều các dòng đạo:

* Các dòng nam:

- Dòng thánh biển đức.

- Dòng xito

- Dòng Đa Minh

- Dòng Phan xi cô

- Dòng bệnh viện Thánh Gioan Thiên chúa

- Dòng tên

- Dòng Chúa cứu thế

- Dòng Salesiens

- Dòng truyền thánh vinh sang

- Dòng sư huynh các trường công giáo

Ngoài các dòng trên còn nhiều dòng khác cũng sáng lập tại ngoại quốc và cũng đang hoạt động tại Việt Nam.

* Các dòng nữ.

Dấu thánh giá: Theo sách phần thì khi làm dấu đặt bàn tay phải lên trán, rồi xuống ngực, kế đến vai bên trái và sau cùng là vai bên phải, đồng thời miệng đọc: nhân danh cha và con và thánh thần.

Các bí tích: Ch.robin nói, Bí tích là một dấu hiệu hữu hình Chúa Je'sus Christ đã thiết lập để làm phát sinh hoặc gia tăng ân sủng trong linh hồn những người lãnh tụ một cách xứng đáng.

1. Rửa tội

2. Thêm sức (nghi lễ đặt tay và xức dầu thánh hiến)

3. Thánh thể

4. Giải tội

5. Xức dầu (cuộc viếng thăm của Chúa đối với tín đồ lâm bệnh trọng)

7. Truyền chức

Lễ tiết:

* Lễ sinh nhật (25/12): Auguto vua nước Roma ra sắc lệnh kiểm tra dân số cả nước. Hôm đó, Je'sus được sinh ra và trước đó đã có thiên thần xuống báo hiệu về dấu hiệu một con trẻ bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ do khi đó Cha Je'sus về đăng ký tên cùng lúc với Je'sus được sinh ra nên phải đặt vào máng cỏ.

* Lễ phục sinh: Lễ cử vào ngày Chủ nhật để kỷ niệm việc Chúa sống lại sau 3 ngày bị bọn cai pha giết.

* Lễ Thăng thiên: Sau khi phục sinh, chúa Je'sus chỉ sống ở thế gian 40 ngày. Trong thời gian này, Chúa thường hiện ra với các tông đồ và tín đồ để dạy bảo.

* Lễ hiện xuống.

* Mười điều răn của Đức Chúa Trời:

1. Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết vạn sự.

2. Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ

3. Giữ ngày Chủ nhật

4. Thảo kính cha mẹ

5. Chớ giết người

6. Chớ làm sự dâm dục

7. Chớ lấy của người

8. Chớ làm chứng dối

9. Chớ muốn vợ chồng người

10. Chớ tham của người

Những tín ngưỡng dân gian Việt Nam

I - Tin ngưỡng dân gian Việt Nam:

1. Những hình thái tín ngưỡng dân gian bản địa của người Việt Nam:

a) Tục thờ đá: Viên đá là nơi trú ngụ lý tưởng của các thần linh có thần lực cực mạnh.

b) Tín ngưỡng hồn lúa: Hồn lúa là yếu tố quyết định sự sống và phát triển của cây lúa, hồn lúa cũng mang lại sức sống hạnh phúc cho mỗi người. Do vậy con người phải tôn vinh hồn lúa để giữ cho hồn không rời bỏ cây lúa mà đi.

c) Tín ngưỡng thờ nước: Cầu mong đủ nước để cây lúa phát triển.

d) Tín ngưỡng thần mặt trời: Rước đèn trung thu, thả diều... nhằm cầu nắng.

2. Tín ngưỡng phồn thực: cầu mong sự sinh sôi,nảy nở.

3. Tục thờ cúng tổ tiên:

a) Tết Hàn thực (3/3 âm lịch): bánh trôi, bánh chay.

b) Tết Đoan nghọ (5/5 âm lịch): rượu nếp, quả tươi.

c) Tết Trung nguyên (15/7 âm lịch): cỗ mặn.

d) Tết trung thu (15/8 âm lịch): bánh dẻo, bánh nướng.

đ) Tết trùng thập (10/10 âm lịch): dâng cơm gạo mới, bánh dầy, chè kho.

4. Tín ngưỡng thành hoàng làng:

- Thượng đẳng thần: Có công lớn với dân, với nước.

- Trung đẳng thần: sáng lập ra làng.

- Hạ đẳng thần: Không rõ công tích.

* Lễ hội làng tổ chức theo trình tự:

- Lễ rước nước.

- Lễ mộc đục (rửa thần tượng).

- Tế gia quan (khoác áo mũ cho thần, tượng).

- Lễ rước kiệu.

- Đại tế: mổ trâu, bò làm vật tế phẩm.

- Lễ túc trực: trông nom, canh giữ thần tượng.

- Lễ hèm: diễn một quãng đời không mấy "vẻ vang" của thần lúc sinh thời.

5. Tín ngưỡng vong hồn của người Việt (rằm tháng bảy): truyền thuyết Mục Liên cứu mẹ Thanh Đề.

II - Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam:

1. Lễ tịch điền:

- Tổ chức lần đầu tiên năm Thiên Phúc thứ 8 (987) đời Tiền Lê.

- Hình thức: Vua cầy 3 đường; hoàng tử 5 đường, quan triều 9 đường.

2. Lễ Minh Thệ (ăn thề):

- Tháng 2 năm Thiên Thành nguyên niên (1028) vua Thái Tông đặt ra lễ Minh Thệ chủ ý đào luyện cho văn võ bách quan hết lòng trung thành với hoàng gia.

- Hình thức: lập đàn, giết sinh vật lấy máu đựng vào bát lớn. Mọi người quỳ trước thần vị tuyên đọc lời thề.

- Năm Đinh Mùi (1787) quân Tây Sơn ra Bắc, đền Đồng Cổ bị phá hủy. Các triều sau bỏ không làm lễ ăn thề.

3. Lễ tế Văn Miếu:

- Tháng 8 năm Thần Võ thứ 2 (1070) vua Lý Thánh Tông dựng Văn Miếu ở phía Đông Nam kinh đô Thăng Long để thờ Đức Khổng Tử.

- Lễ tế Văn Miếu trong các đời Gia Long, Minh Mệnh, Thiên Trị, Tự Đức rất trọng thể. Từ đời Kiến Phúc về sau tuy nghi tiết không thay đổi nhưng không còn long trọng như trước, một phần vì các vua không hay đi tế, thường cử quan khâm mạng tế thay; một phần vì tài chính suy giảm, Lễ bộ, Hộ hộ không đủ tiền chi phí các khoản nên làm sơ sài cho tắc trách.

4. Ngày hội đua thuyền đời Lý: Năm Thiên Phúc thứ 6 (985) đời Lê Đại Hành, gặp ngày sinh nhật, vua sai làm một ngọn núi giả đặt ở trên thuyền thả xuống sông gọi là núi Nam Sơn rồi mở cuộc đua thuyền cho dân chúng thi. Từ đó năm nào cũng có hội đua thuyền.

5. Lễ tắm phật và phóng sinh đời Lý:

- Thái Tông lên ngôi năm Sùng Hưng Đại Bảo nguyên niên (1049) dựng chùa Diên Hựu thờ Quan Âm Bồ Tát. Cách thức kiến trúc do vị tăng Thiền Tuệ dâng dựng trên hồ Linh Chiểu.

- Hàng năm cứ đến ngày mồng 8/4 là ngày Phật Đản, chùa Diên Hựu mở hội tắm phật; vua chúa đến dự và làm lễ phóng sinh.

6. Lế sách lập đông cung thái tử đời Nguyễn:

- Trong lịch sử Việt Nam, hoàng tử đầu tiên được phong làm thái tử là Đinh Liễn, con vua Đinh Tiên Hoàng, tấn phong năm Mậu Thìn (968).

- Nhà Nguyễn chỉ có 2 lần làm lễ tấn phong cho hoàng tử Đảm sau là vua Minh Mệnh, lần thứ 2 tấn phong cho hoàng tử Vĩnh Thụy sau là vua Bảo Đại.

7. Những vũ khúc trong cung vua chúa:

- Bát dật

- Lục cúng

- Tam tinh chúc thọ

- Bát tiên hiến thọ

- Trình tường tập khánh

- Đấu chiến thắng phật

- Tứ linh

- Nữ tướng xuất quân

- Vũ phiến (múa quạt)

- Tam quốc,Tây du

- Lục triệt hoa mã đăng

18 thg 12, 2009

Tình yêu dưới góc nhìn quản lý xã hội


Một ngày mùa đông, Vô tình lục lại trong đống sách vở cũ và bắt gặp một bài viết cũ từ hồi sinh viên muốn luận bàn về tình yêu mặc dù khi đó chẳng biết gì về tình yêu. Đọc cũng thấy hay hay muốn chia sẻ với mọi người. Biết đâu có phần nào đó lại đúng. Mọi người đọc và cho ý kiến nhé!

Tôi có nhiều dịp để ý xem mọi người yêu đương như thế nào nhưng rốt cuộc tôi đã thất vọng vô cùng.Họ yêu nhau chóng vánh như một bản hợp đồng; cũng rất nồng thắm nhưng cũng chóng tàn phai. Đó là số kiếp của tình yêu chăng?
1. Nguyên nhân thất bại của tình yêu:
Vài cuộc phỏng vấn và một số lý do:
- Yêu và cảm thấy không hợp rồi... BỎ
- Yêu để bù đắp tình cảm thiếu hụt; khi không cần sự bù đắp nữa thì... THÔI.
- Yêu thật lòng, hy sinh thật lòng nhưng... LỖI TẠI HOÀN CẢNH.
- Cả hai quá giống nhau rồi đến lúc cũng phải.... CHIA TAY.
- Yêu và những mối xung đột với... LÝ TƯỞNG.
...
Cứ như vậy,tình yêu hoan lạc rồi lại bi ai; ngọt bùi rồi lại đắng cay thật nhiều.
2. Tình yêu?
"Có ai định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ ,gió hiu hiu"
(Xuân Diệu)
Con người cần có một trái tim, rất cần bởi nó là nơi nuôi dưỡng bản chất người mà với Khổng Tử đó là "Nhân chi sơ, tính bản thiện" (Bản tính của con người khi vừa sinh ra đã là tốt)
Với Hàn Phi Tử đó là bản chất "tự tư tự lợi" (chỉ biết cái lợi cho mình)
Và với Hồ Chí Minh đó là vai trò của giáo dục:
"Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Nếu không có trái tim, con người sẽ chỉ là "loài quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái" (Nam Cao)
Người ta nói "Yêu là chết ở trong lòng một ít" và họ giải thích rằng "Vì mấy khi yêu mà chắc được người yêu"
Nhưng, mỗi khi có chiến tranh, mỗi khi lợi ích của dân tộc được đặt lên trên hết thì tình yêu mang một màu sắc mới:
"Tôi yêu đất nước này chân thật
Như ngôi nhà nhỏ bé có mẹ của tôi
Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
Hãy cứ trông đất nước mình thống nhất"
(Trần Vàng Sao)
Người ta không còn toan tính đến việc:
"Cho thì cho nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết"
(Hồ Zêch)
Người ta:
Sẽ chỉ nói về thứ tình yêu trong trắng - tình yêu mang bản chất xã hội chủ nghĩa với câu nói quen thuộc của thế hệ ngày nay: TÔI YÊU VIỆT NAM.
3. Thể chế tình yêu:
Giới trẻ bây giờ rất năng động. Tình yêu cũng vì thế trở nên giàu sắc thái. Người ta đã gắn cho nó một nội hàm rộng hơn nhiều. Đó là động cơ, là mục tiêu, là lợi và hại... Theo đó, người ta trở nên thận trọng hơn khi quyết định yêu. Điều đó tốt hay xấu? hay hay dở?
Xét về góc độ quản lý xã hội,tình yêu cũng là một loại thể chế với cấu trúc cũng bao gồm cả bốn yếu tố: Thành viên - Quan hệ - Hoạt động - Lợi ích. Nếu nhìn dưới góc độ đó, việc quản lý thể chế này cần thực hiện hai mảng hoạt động:
Mảng hoạt động thứ nhất: Thiết kế thể chế
Thực chất đó là quá trình mường tượng, hình dung trước về thể chế với cả bốn yếu tố nêu trên. Theo đó ta có hai dạng hoạt động:
Một là: Thiết kế thể chế về mặt cấu trúc: Được quy ước là thiết kế về thành viên và quan hệ của thể chế. Đó cũng chính là quá trình tư duy,mường tượng của chủ thể quản lý về:
- Thành viên: Người ta phải hình dung trước thành viên cấu thành thể chế. Ở đây là tư duy về mẫu hình lý tưởng, về người bạn đời lý tưởng.
- Quan hệ: Người ta phải hình dung trước và xác lập trong tư duy các mối quan hệ của thể chế. Thể chế tình yêu bao hàm trong đó một mối quan hệ đơn nhất có tính thuận nghịch. Công việc này là công việc người ta sẽ hình dung, sống trong tình yêu người ta sẽ yêu thương rồi giận hờn nhau như thế nào.
Hai là: Thiết kế thể chế về mặt lợi ích: Được quy ước là thiết kế về hoạt động và lợi ích của thể chế. Cũng vẫn sẽ là một sự mường tượng về:
- Hoạt động: Người ta sẽ hình dung khi yêu người ta sẽ thực hiện các hoạt động nào (đi chơi, ghen, giao lưu tình cảm, những nụ hôn và những ánh mắt...)
- Lợi ích: Người ta phải hình dung trước các lợi ích có thể mang lại từ tình yêu. Có nhiều dạng lợi ích của thể chế:
+ Lợi ích của thể chế (thiếu nó thể chế không tồn tại)
+ Lợi ích trong thể chế (thiếu nó thể chế vẫn tồn tại bình thường)
+ Lợi ích của thành viên.
+ Lợi ích bên trong, bên ngoài.
+ Lợi ích trước mắt, lâu dài.
...
Theo đó người ta phải hình dung tất cả các loại lợi ích này trong tình yêu. Ví dụ, lợi ích của thể chế như sự yêu thương, sự giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, giải tỏa tâm sinh lý...; lợi ích trong thể chế như sự tư lợi, sự trả thù...
Khi thiết kế thể chế về mặt lợi ích cần lưu tâm, thiết kế cả lợi ích cần thực hiện và lợi ích không thực hiện. Thông qua đó để thực hiện các tác động quản lý.
Mảng hoạt động thứ hai: Thi công thể chế
Cũng là thi công thể chế về mặt cấu trúc và lợi ích. Thực chất đây là quá trình hiện thực hóa mảng thiết kế làm cho nó có cơ sở tồn tại trên hiện thực và tồn tại trên hiện thực. Trong tình yêu nó gắn với việc: Tìm bạn trăm năm, vượt qua mặc cảm, xác định và thực hiện lợi ích chính đáng, dung hòa những mặt đối lập giữa hai người, giải quyết những mối xung đột nhằm bảo vệ tình yêu.
Khi thi công thể chế về mặt lợi ích cần chú ý, chỉ thi công những lợi ích cần thực hiện mà không thi công những lợi ích không thực hiện. Thực hiện được điều này người ta sẽ giữ gìn được một tình yêu trong sáng, lành mạnh và lâu bền.
Như vậy, dưới góc độ quản lý xã hội, tình yêu được xem xét như một thể chế. Cần hiểu thể chế ở đây là một tổ chức (thiết chế) với các nội quy ràng buộc tổ chức đó.
Một điều đặc biệt quan trọng trong lý luận về thể chế là, bất cứ một thể chế nào cũng phải tuân theo một quy luật gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn tạo ra thể chế để quản (tương ứng với mảng thiết kế)
Giai đoạn duy trì sự tồn tại của thể chế
Giai đoạn giải thể thể chế
Trong đó việc giải thể thể chế thực chất là việc thực hiện tiếp việc thiết kế cho một thể chế khác. Đó là một vòng tròn khép kín. Ta sẽ hiểu tại sao người ta yêu nhau rồi lại giận hờn nhau và sau đó là chia tay nhau. Thực chất đó là quy luật mang nền tảng hiện thực có cơ sở khoa học. Tình yêu vì thế là thứ tồn tại vĩnh cửu, sinh biến liên tục, tuần hoàn, không có một trở lực nào có thể ngăn cản nổi. Đừng quá thất vọng vào những trở ngại trong tình yêu vì có thể lắm chứ lúc đó là lúc bạn đang thiết kế cho tình yêu của bạn.
Trên đây là việc luận giải về tình yêu dưới góc nhìn quản lý xã hội. Nó hoàn toàn là một khối lý luận vững chắc, không thể bác bỏ đã được thực tế chứng minh. Việc quản lý thể chế này thực chất là việc hoàn thiện hai mảng hoạt động thiết kế và thi công thể chế về hai dạng cấu trúc và lợi ích của thể chế. Rất mong ai đó hãy suy nghĩ vì thực chất nó vô cùng có ích cho chúng ta, cho tuổi trẻ đang dạt dào nhựa sống, sung mãn giữa một mùa xuân của tuổi trẻ và tình yêu.

12 thg 12, 2009

Mùa đông!


Mùa đông đến hồi nào, tôi cũng không để ý. Sáng dậy,chuẩn bị đi làm, mở cửa phòng và cảm nhận thấy không khí lạnh tràn vào thấm sâu từng thớ thịt, mới chợt nhớ, mùa đông đã về. Mùa đông thiếu hơi ấm, mùa đông nhưng những bàn tay, chạnh lòng tôi thấy lòng bâng khuâng, cô đơn lắm. Người tôi yêu giờ ở phương nào mà chiếc điện thoại vẫn lặng im không một dòng tin nhắn; chiếc đồng hồ tí tách kêu. Đây rồi.... Thời gian.
Chưa bao giờ tôi chờ đợi mùa đông nhưng mùa đông này tôi lại phải chờ đợi một người. Chờ đợi để ngọn lửa yêu thương bùng cháy.
Đã rất lâu rồi, tôi quên đi cái cảm giác được sống trong sự ấm áp. Lạnh. Mùa đông vẫn luôn như vậy. Trong công việc, tôi như một con ong cần mẫn, lam lũ,trong tình yêu tôi bé bỏng như một cậu bé mới lớn. Tôi khắc khoải chờ đợi điều gì cũng không rõ. Thèm khát có một bàn tay dắt tôi đi; mong muốn có một người đồng hành; chờ đợi một tiếng hát trong trẻo ru tôi vào trong những giấc mơ mà ở đó tôi thấy mình hạnh phúc nhất.
Mùa đông! Không còn những chiếc áo len mẹ đan, chỉ còn nỗi buồn, sự cô đơn đang khiến tim tôi khô lạnh..

6 thg 12, 2009

"Tái xuất giang hồ"

Vừa lỡ hẹn với hội thi Tiếng hát truyền hình Hà Nam năm 2009 vì bận học Sỹ quan dự bị ở Hải Dương, lại chuẩn bị trở lại sân khấu với vai trò là thí sinh trong hội thi văn nghệ Lực lượng vũ trang và học sinh - sinh viên tỉnh Hà Nam chào mừng 65 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 20 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân. Số mình vẫn không tránh được việc thi cử. Áp lực! Lại phải làm sao để thi tốt. Có lẽ mình không có duyên với các cuộc thi mang tính chuyên nghiệp hơn vì đã hai lần mình lỗi hẹn với cuộc thi Liên hoan tiếng hát truyền hình tỉnh vì những lý do công việc nhưng lại luôn có duyên với những hội diễn văn nghệ quần chúng không chuyên! Phải chăng tầm của mình cũng chỉ ở chỗ đó thôi chăng?
Vừa rồi mình cũng đã khá thành công tại Hội thi văn nghệ tại Trường Quân sự Quân khu 3 với một loạt các tiết mục được Ban giám khảo Nhà trường đánh giá cao. Song lần này, dù là cuộc thi văn nghệ quần chúng nhưng khó khăn hơn rất nhiều nhất lại là khi mình còn được cử làm MC cho chương trình thi của huyện nhà hôm đó. Sẽ tăng thêm áp lực. Và đây cũng là lần đầu tiên mình hát một ca khúc mang đậm chất của dòng nhạc thính phòng - "Trên đỉnh Trường Sơn ta hát" của nhạc sỹ Huy Du. Anh Khoa nhạc công khéo "rủ rê" mình vào với ca khúc này. Hát loại này mệt lắm, đau hết cả cổ họng vì yếu tố kỹ thuật đòi hỏi cao. Nhưng cũng cố thử một lần xem sao. Biết đâu lại thành công.
Tham gia diễn văn nghệ quá nhiều khiến mình thích cái cảm giác được làm người của công chúng. Giờ không có việc dịp để hát hò lại buồn. Có khi còn thích đi hát ở đám cưới, đông người mà. Vui.
Mới sắm được cây đàn ghi ta mới, mình phải cố học để nâng trình độ "đàn ca sáo nhị" lên một tẹo để thỉnh thoảng còn "dụng võ". Ôi, cây đàn! Một phần mấy tháng lương của mình. Nghĩ cũng hơi sót nhưng thôi...đầu tư!
Nghiệp của người nghệ sỹ nhiều khi cũng mệt. Mình không muốn theo nghề này nhưng vẫn không thể thiếu được nó. Nhiều người nói, trong mình có "máu nghệ sỹ", chẳng biết có đúng không nhưng đích thị hát mãi mà vẫn chẳng tán được cô nào cụ thể nhờ giọng hát. Phù phiếm lắm. Thôi thì "còn ta với nồng nàn"...
Mới có một ngày nhận bài thi trong hội thi vào ngày 14-12 tới mà tập đã đau cả họng. Thôi, phải học cách chuyên nghiệp một chút, phải yêu tác phẩm mà mình đã lựa chọn biểu diễn để có thể thể hiện được hết mình. Hy vọng sẽ thành công...

5 thg 12, 2009

Tiểu đội 3 - câu chuyện không bao giờ quên!


Hoàng Tử Long (Tiểu đội trưởng) "phục viên" về với gia đình cùng "Yến cụ" nhưng vẫn không quên những ngày anh em Tiểu đội 03 sống bên nhau nghĩa tình như anh em và bắt đầu kể những câu chuyện "huyền thoại"

Ngày ấy, hành trang người lính chỉ có thế này thôi, vậy mà làm được bao nhiêu điều kỳ diệu


Chúng tôi cùng nhau Hành quân ra thao trường


Trên thao trường

Lợi dụng địa hình địa vật để ngồi nghe thầy giảng bài

Giờ giải lao trên thao trường, thầy giáo dạy môn Chiến thuật bộ binh (bên phải) bắt đầu "bốc phét"


còn anh em vẫn tranh thủ thả hồn ngắm nhìn thị trấn Sao Đỏ lung linh trong sương khói

Và ngồi tán phét cùng nhau dưới những góc keo con


Không hiểu sao cô hàng nước lại biết đích xác địa điểm tập luyện của anh em để "show hàng". Có vẻ bí mật quân sự đã bị "bại lộ"

Giờ giải lao môn học Công tác Đảng, Công tác chính trị, anh em tranh thủ chụp ảnh


... người học, người tranh thủ ngủ vì mệt mỏi, người nói chuyện...

Giờ giải lao môn học Điều lệnh tại "Sân xi măng" (sân chào cờ Tiểu đoàn 1), tranh thủ nhắn tin, ôm ấp, thậm chí.... ngủ vì chỉ lát nữa thôi vào giờ học chính chỉ biết làm bước 2 "vừa nói vừa làm" khi có lệnh còn không thì đứng im như tượng, đầu gối thẳng tự nhiên, hai gọn chân chạm vào nhau, thân trên ở tư thế ngay ngắn, mắt nhìn thẳng

Giờ tan học, anh em phấn trấn kéo nhau về doanh trại, chuẩn bị "tụt quần áo" xuống ăn cơm

Giờ ăn cơm, bữa cơm đạm bạc 11.000 đồng, tìm mãi không thấy anh em Tiểu đội 3 đâu vì anh em thường lui vào trong xó. 11h35 và 17h45, khi trực ban "mút còi" nhớ chuẩn bị "xiêm y", cầm bát đũa xuống ăn cơm đúng giờ nếu không thì thôi ngủ trưa để "sinh hoạt" hoặc "quán triệt"

Cuối mỗi buổi chiều là giờ thể dục thể thao. Đó cũng là một chế độ.

Trực ban Đại đội duy trì đọc báo 18h45 hàng ngày. Sao bảo mãi chẳng ai tắt ti vi. Song dẫu sao đây vẫn là một chế độ không thể không duy trì nếu không muốn đeo "băng vệ sinh" lần 2
Học sỹ quan dự bị vẫn tranh thủ lao động làm ống nước giúp Nhà trường bình thường. Ở trên cao gió rất lạnh. Sau đó đã có một trận trà nóng chấm kẹo lạc ngon hết chê. Ấm áp và đáng nhớ...

Ngoài giờ học là bắt đầu tiệc tùng, thường là về ban đêm khi còi đi ngủ đã kêu với điệu "than ôi" buồn não ruột. Tiểu đội phó phụ trách đời sống bắt đầu làm việc....

Ngày xưa - thời sinh viên Minh Tình thường uống rượu bằng bát...


... còn bây giờ vào quân đội rồi, uống bằng chén thôi(!)

Đêm đến cũng là lúc nhiều chuyện xảy ra.... Trần Trung Kỳ (Hải Phòng) "tự sướng" ngoài hành lang doanh trại vào một đêm tối trời nhớ người yêu

Bởi vì, về đêm, doanh trại lung linh như một cõi mộng.
Giờ chia tay nhau rồi bỗng thấy nhớ ngày xưa quá. Nhớ về mái trường, nhớ về đồng đội với những kỷ niệm

... nhớ đường xuống căng tin - nơi thi thoảng anh em vẫn thường tụ họp để liên hoan mừng các sự kiện của Phòng

... nhớ doanh trại, kín cổng tao tường thế mà vẫn mất điện thoại?

nhớ 03 em sinh viên Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ làm "điên đảo" binh sỹ với màn mùa Ấn Độ "có một không hai"

nhớ cả tam ca Trung Kỳ, Minh Tình và Ngọc Linh với ca khúc "Tiếng trống Paranung" của nhạc sỹ Trần Tiến, làm "náo động" hội trường

.... nhớ Đội văn nghệ Tiểu đoàn 1, chủ công là Đại đội 1 tại đêm công diễn các tiết mục đặc sắc được lựa chọn từ 05 Tiểu đoàn trong ngày kỷ niệm 20-11-2009 với ca khúc "Dấu chân phía trước", lĩnh xướng "đầu bếp Xuân Bắc"

.... nhớ địa điểm gác vào ban đêm. Ăn mặc đúng tác phong, mang theo súng và không được ngủ gật nếu không sẽ có người đến "véo tai"

... nhớ sinh nhật đồng chí Linh cả tiểu đội 3 đã "áo lót toàn tập" nâng chén rượu mừng



...nhớ những tuần nghỉ tranh thủ,đăng ký từ đầu tuần mà mãi đến 16h20 chiều thứ sáu mới biết mình có được "vinh danh" tại "danh sách nghỉ tranh thủ của Đại đội" và nghỉ tranh thủ nhưng Minh Tình vẫn "tranh thủ" được rất nhiều tại Học viện Tài chính - Hà Nội

Và ngày mai chia tay, trước giờ lĩnh tiền chuẩn bị ra quân vẫn tranh thủ "show hàng" bên hàng cây cảnh dọc hành lang doanh trại

Nhạc sỹ "Ưng Hoàng Phúc" (Tiểu đội 4) cùng "nghệ sỹ chiến sỹ" Minh Tình (Tiểu đội 3) bắt tay nhau hẹn ngày tái ngộ. Buổi chia tay đã có những sự kiện hết sức trọng đại và đáng nhớ

Lễ bế giảng các khóa học tại hội trường lớn sáng ngày 27-11-2009, tranh thủ "chụp trộm" khoảnh khắc Minh Tình lên nhận "bằng giỏi"

Và chúng tôi đã trở về với quê hương. Mái trường thân yêu đã ở phía sau, kỷ niệm đã ở phía sau nhưng chúng tôi luôn nhớ về nhau và mãi mãi vẫn hát "Khúc ca Tiểu đội 3" ngày ấy...