Mỗi người sống đều với một thứ nghề. Mỗi nghề đều có những vui buồn của nó. Có một nghề mà không ít người hiểu hết được những khó khăn của nó - nghề làm chính sách.
Là một thanh niên trẻ tuổi mới vào nghề, thực sự với tôi, chính sách là một nghề không dễ dàng chút nào nhất lại là chính sách xã hội. Xã hội vốn có rất nhiều vấn đề phức tạp mà mỗi chính sách được ra đời ngoài tính chất tạo ra sự công bằng là bản chất về sự tạo ra bất bình đẳng xã hội. Mỗi một xã hội muốn tốt đẹp đều phải có một hệ thống chính sách tốt nhưng ngược lại chính sách lại tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội - giữa nhóm được lợi và nhóm không được lợi. Khái niệm công bằng ở đây không nên hiểu theo nghĩa đơn nhất là chia đều lợi ích cho mọi người (công bằng theo chiều dọc) mà còn cần phải hiểu ở nghĩa sâu xa hơn là người có hoàn cảnh khác nhau thì mức độ hưởng lợi khác nhau (công bằng theo chiều ngang). Chúng ta vẫn thường nghĩ và thường hiểu rằng, sự công bằng phải theo nghĩa thứ nhất. Chính vì thế luôn nảy sinh những mối xung đột rất khó hòa giải một khi một công bằng được tạo ra và được thể hiện theo nghĩa thứ 2. Bắt đầu có những mối xung đột lợi ích.
Người làm công tác chính sách chính là đối diện và giải quyết những mối xung đột ấy để tạo ra sự công bằng theo nghĩa thứ 2. Với nghĩa thứ nhất của sự công bằng, rất dễ để thực hiện; tuy nhiên nghĩa thứ 2 của sự công bằng đã tạo nên tính chất phức tạp của vấn đề, biến nghề làm công tác chính sách trở thành trung tâm của những mớ hỗn loạn. Không có sự công bằng là tuyệt đối nhưng đòi hỏi của đối tượng cần phải được ghi nhận.
Gần 2 năm trong nghề làm chính sách, tôi bắt đầu thấy những khó khăn của nó:
1 - Phải dung hòa giữa các nhóm lợi ích trong khi lợi ích chỉ có một và dành cho một nhóm.
2 - Đối diện với sự phản kháng của nhóm không được lợi. Theo nhiều lý thuyết về con người, bản chất của con người là sự tự tư, tự lợi. Ta thấy rõ điều đó trong thuyết nhân sinh của Hàn Phi Tử. Với sự tự tư, tự lợi đó của con người, người làm công tác chính sách phải đối diện với những thủ đoạn và những lời đề nghị không chính đáng.
3 - Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng là tuyệt đối. Người làm chính sách phải tuân thủ sự lãnh đạo ấy. Trong nhiều trường hợp không phải lúc nào sự lãnh đạo cũng là hoàn toàn đúng đắn và không có thiếu sót. Người làm chính sách phải đối diện với khó khăn đó, làm tốt công tác tham mưu, dám nói, dám lên tiếng với những điều sai trái. Tuy nhiên việc đó không hề dễ.
4 - Vận dũng chữ tình trong làm công tác chính sách luôn luôn là một vấn đề khó khăn nhất. Các đối tượng chính sách ngoài những người có công với cách mạng còn là những người yếu thế trong xã hội, những người gặp khó khăn trong đời sống. Chính vì vậy làm chính sách phải vận dụng chữ tình sao cho đúng. Sự phát triển của xã hội hiện đại đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối theo pháp luật. Nhưng với một xã hội coi trọng tính nhân văn thì pháp chưa hẳn đã được xem là triết lý. Pháp luật có thể thay đổi và phải thay đổi cho phù hợp với lối sống, phong tục sống của từng địa phương. Điều này đặt ra vấn đề rất khó giải quyết đối với người làm chính sách, sao vận dụng cho khéo chữ tình mà không bị ảnh hưởng tới tính nghiêm minh của luật pháp.
Còn nhiều khó khăn khác khiến cho việc làm công tác chính sách trở thành một nghề rất khó, đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng để giải quyết sự việc một cách thấu đáo. Những kỹ năng cần có của người làm công tác chính sách như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm thoại, kỷ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thăm mưu... Với những kỹ năng này, một người trẻ tuổi như tôi thực sự là một thách thức.
Tuy nhiên, dù khó khăn đến đâu tôi cũng luôn cố gắng trong mọi tình huống để hoàn thành những công việc được giao một cách tốt nhất. Thầy tôi thường nói với tôi rằng, làm chính sách cần phải có một tâm nhân văn trong sáng, tầm nhận thức sâu rộng. Với tôi điều này rất có ý nghĩa. Nó đã là định hướng trong cả quá trình công tác của tôi. Làm được một việc gì đó có ích cho quê hương cũng là một niềm vinh dự với chính mình. Bỏ qua những cay đắng, tủi hờn, cực nhọc trong công việc, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao là những triết lý hành động thường trực trong tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét