Tôi quyết định mở ra chủ đề này vì muốn chia sẻ với mọi người về những con người đã ghi khắc dấu ấn trong cuộc đời tôi. Họ là những nốt nhạc vàng trong trẻo tạo nên những giai điệu yêu thương trong cuộc đời tôi.
1. Người cha nghiêm khắc:
Chẳng gia đình nào ở khu xóm này không biết đến ông vì lối dạy con nghiêm khắc. Ba anh em có thừa những trận đòn lằn da lằn thịt. Song đến giờ tôi mới hiểu, điều đó tốt cho chính tôi.
Trở về từ chiến trường với thành tích chói ngời trong quân ngũ, ông mang về hành trang là những vết thương trên ngực. Ở chiến trường ông là phóng viên của Báo Giải phóng - một trong những cơ quan thông tin quan trọng của Trung ương Cục miền Nam những năm chống Mỹ và theo sát từng diễn biến lịch sử nóng nhất thời bấy giờ. Giờ trở về quê hương bằng thân hình tiều tụy, ốm yếu. Một mình ông nuôi 3 cậu con trai khôn lớn. Nói một mình là vị mẹ tôi phải đi làm kiếm tiền. Ở nhà, mọi việc lớn nhỏ đều dồn lên đầu bố. Đã rất nhiều lần sức khoẻ ông suy giảm tưởng như không chống đỡ nổi. Nhưng, với sự tận tâm của mẹ, khó khăn dần cũng qua đi. Ông đã đứng vững đến ngày hôm nay bằng sức mạnh của người lính. Những câu chuyện chiến trường ông hay kể cho chúng tôi nghe thực sự là những bản hùng ca đẹp đã đi cùng năm tháng.
2. Mẹ - người chống đỡ cả đất trời:
Không ngoa khi nói, mẹ chính là người đã chống đỡ cả đất trời. Một mình mẹ lo toan cho một gia đình trong suốt mấy mươi năm. Nhìn mẹ lam lũ, tôi thấy thương nhưng có lẽ đó là cuộc sống của mẹ. Mẹ đã có thể sống, hiên ngang sống và khẳng định giá trị sống của mình.
Mẹ vẫn thường xúc động kể lại những ngày mẹ làm công nhân ở nhà máy cơ khí. Sáng chưa mờ sương đã phải dậy đi làm; tối mịt mờ mới về tới nhà với chiếc xe phượng hoàng và chiếc cặp lồng đựng cơm trưa chỉ có cơm và muối rang. Chính vì thế mà có khi con nhỏ còn không biết mặt mẹ. Mẹ về xoè tay đón con, chỉ muốn ôm con vào lòng để tận hưởng cảm giác làm mẹ. Vậy mà con oà lên khóc như gặp một người lạ.
Mẹ cũng đã có những tháng ngày trong bộ đội với nhiệm vụ thủ kho, quản lý quân lương. Có lẽ anh may mắn khi có cả người cha và người mẹ đều trưởng thành trong quân ngũ, đều là những đảng viên mẫu mực được đồng đội quý mến, mọi người kính trọng.
Bàn tay mẹ giờ chai sạn do hơn 40 năm lao động. Mẹ vẫn thường bảo, số mẹ cầm tinh con trâu nên trâu ngựa lắm, cả đời khổ.
Năm tôi học cấp 3, mẹ chỉ mong tôi đỗ đại học và mẹ sẽ làm tất cả để nuôi tôi ăn học đến nơi đến chốn. Năm tôi học đại học, mẹ mong thằng con trai của mẹ rồi sẽ mua được xe máy để đèo mẹ đi đây đó. Ngày tôi được lên truyền hình trong chương trình cầu truyền hình "Một thời hoa lửa" đọc thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mẹ đã vui đến trực khóc. Mẹ đã ngóng, đón chờ giờ phát sóng của Đài Truyền hình Hà Nội để nghe và nhìn con trai hát trên sân khấu lớn thủ đô. Cả nhà cũng đã mừng rơn khi nhìn thấy tôi xuất hiện trên Đài Truyền hình Hà Nam với bài hát "Vết chân tròn trên cát" nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7).
Hình như trong mắt mẹ ngời lên niềm tự hào khi con trai mẹ được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng khi còn là sinh viên, rồi mỗi lần con trai khoe với mẹ những Bằng khen, Giấy khen về thành tích học tập, công tác. Mẹ cũng thở phào nhẹ nhõm và trào dâng niềm hạnh phúc khi cậu con trai bé bỏng của mẹ được tuyển thẳng công chức bằng chính khả năng của nó. Giờ chắc mẹ chỉ mong chờ người con dâu thứ 3 của mẹ - người sẽ mang đến hạnh phúc trọn đời cho con trai mẹ, vì mẹ sẽ không thể mãi ở bên anh, mẹ sẽ không thể mãi trở che những mầm non yếu đuối đã trưởng thành.
3. Những người anh tốt:
Học hành không được đến nơi đến chốn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, các anh đã một mình đối chọi với cuộc sống, tự đi làm kiếm sống, phụ giúp thêm cha mẹ từ khi vừa hết tuổi trẻ em. Lúc trong Nam, khi ngoài Bắc, bán sức lao động để đổi lấy đồng tiền, Nhìn cảnh các anh lao động kiếm sống mới thấy hết những nhọc nhằn của cuộc sống. Chẳng dễ dàng gì để có thể sống bằng bàn tay lao động lương thiện. Lập gia đình từ khi còn rất trẻ, 25 - 26 tuổi đã có đủ một gia đình trọn vẹn (vợ + chồng và hai con). Các anh đã vượt qua những khó khăn để trở thành những người lao động chân chính. Giờ đây, các anh cũng đã có nhà riêng để ở, điện thoại riêng, xe máy riêng để dùng. Dù không thành đạt như bao chàng trai khác cùng lứa tuổi nhưng tôi luôn tự hào về các anh.
4. Những người thầy đáng kính:
Thầy Lê Sơn - người chắp cánh những ước mơ tuổi thơ:
Thầy dậy tôi hồi lớp 5. Chính thầy là người đã chắp cánh cho tôi nhiều ước mơ nhất. Thầy đã phát hiện ra nhiều khả năng của tôi và chính từ sự dạy dỗ của thầy, tôi đã có thể làm được rất nhiều thứ:
Thầy đã dạy cho tôi những nét vẽ đầu tiên để tôi thấy hứng thú với cây bút và những sắc màu.
Thầy đã dậy tôi làm một phát thanh viên nhí, đĩnh đạc mỗi lần nhà trường tổ chức lễ hội và tôi được vinh dự là học sinh đại diện cho học sinh toàn trường để phát biểu.
Thầy đã dậy cho tôi cái tự tin khi đứng trước đám đông, mạnh dạn diễn thuyết trước mọi người.
Thầy cũng là người đầu tiên phát hiện ra khả năng văn chương của tôi và đưa tôi vào những đội tuyển Học sinh giỏi Văn suốt những năm sau đó.
Thầy đã dạy tôi bản lĩnh của người quản lý khi kèm cặp anh với rất nhiều chức trách: tổ trưởng, lớp trưởng, quản ca, sao đỏ, liên đội trưởng...
Sau 10 năm gặp lại thầy, thầy vẫn đầy tự hào về người học trò cũ của mình. Thầy đã thấy người học trò cũ của mình tự tin đứng trên sân khấu với vai trò MC trong một chương trình giao lưu văn nghệ của Đoàn xã. Trong bữa liên hoan, ngồi bên mâm rượu, hai thầy trò cụm ly ôn lại chuyện của 10 năm về trước, thầy nói: Anh chính là người để lại nhiều ấn tượng nhất trong cuộc đời sư phạm của thầy: nghịch ngợm, thông minh, nhiều khả năng tiềm ẩn...
Cô giáo Đinh Thị Lụa: Người thăng hoa cho cảm xúc văn chương
Chính cô là người đã khơi dậy nhiều nhất năng lực học Văn của tôi trong một gia đoạn tôi đang đang rất lo lắng với một môi trường học tập mới. Rèn giũa tôi trong Đội tuyển Văn, dù được cô kỳ vọng rất nhiều nhưng cuối cùng tôi cũng chỉ đạt Giải Khuyến khích tại khóa thi Học sinh Giỏi văn của tỉnh năm đó.
Ngoài việc học tập, chính cô là người đã dìu dắt tôi trong công tác Đoàn, giúp tôi ngày càng chững chạc. Với sự quan tâm của cô, 03 năm học sinh phổ thông, tôi trở thành một trong những nhân vật hot của trường với khá nhiều thành tích cả trong học tập và công tác.
Những năm tháng học đại học, lúc nào tôi cũng nhớ về cô với lòng tôn kính. Không dịp 20-11 nào tôi quên viết thư hay gửi thiếp mừng cô. Hẳn cô vẫn thầm nhớ cậu học trò xưa của mình.
Tốt nghiệp, ra trường, người đầu tiên tôi tìm đến để mong nhận được sự giúp đỡ tìm được việc làm trong Nhà nước chính là cô. Cô đã vui vẻ nhận lời và hứa hẹn giúp đỡ. Tất cả những điều ấy đều rất tuyệt. Song có lẽ, điều khiến tôi nhớ nhất về cô chính là chiếc áo rét mà cô và các thầy cô trong Ban Thường vụ Đoàn trường đã tặng tôi khi tôi học lớp 11. Nhìn thấy tôi thường xuyên "Mong manh áo vải hồn muôn trượng" đi đến lớp mà thầy cô đã nảy ra ý định đó. Đó là một nghĩa cử thực sự đẹp, một hành động thực sự xúc động khiến tôi không thể nào quên.
Cô giáo Vũ Thị Tiền - hiện thực hóa giấc mơ
Chính cô là người có đóng góp quan trọng nhất để tôi lừng lững bước vào Đại học với thành tích tốt nhất khối C của Trường trong năm thi 2002. Được 21 điểm chia đều cho 3 môn, đó là một thành tích đã không ai ở trường THPTA Kim Bảng đạt được trong năm học đó. Vẻ mặt của cô không hết tự hào khi kể về tôi và 8 chàng trai A3 năm ấy.
Với cô, cũng thật nhiều kỷ niệm. Những tháng ngày trong Đội tuyển Văn 12, cô đã giúp tôi vững vàng lên rất nhiều về năng lực học tập. Những bài viết của tôi đều được cô đánh giá cao, thậm chí có những bài viết "để đời". Điều thú vị nữa là sau đó, trong các phòng thi tốt nghiệp, rất nhiều các thí sinh dự thi tốt nghiệp môn Văn đều mang theo hành trang của mình là những bài viết của tôi.
Người đầu tiên tôi chia sẻ niềm vui đỗ Đại học là cô. Hẳn cô cũng đã thấy rất tự hào.
Những ngày cuối cùng của cuộc đời học sinh, đã chứng kiến những giây phút xúc động. Cô cầm trên tay bức tranh tôi vẽ tặng cô được gói ghém cẩn thận mà nước mắt ứa ra, tuôn trào. Có thể chính khóa A3 năm đó đã để lại trong cô nhiều kỷ niệm nhất.
Chắc cũng chưa mấy lứa học sinh biết được, cô cũng chính là tấm gương sáng của sự nỗ lực, vươn lên trong cuộc sống. Cô sinh ra trong một gia đình khó khăn, anh chị em đều có hoàn cảnh rất éo le nhưng cô đã luôn có thành tích học tập tốt thậm chí sau khi ra trường, đi công tác rồi vẫn luôn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Mỗi lần gặp cô, nhìn và nghe cô hăng đàm đạo về văn chương mà tôi thấy thương thương. Giờ đây còn mấy ai tâm huyết với môn học ấy. Cô trở nên lạc lõng và cô độc.
Thạc sỹ Đinh Việt Hải: Thay đổi với tư duy tích cực
Ở trường Đại học, rất hiếm người như thầy, một người tài năng nhưng lập dị. Thầy đã gắn bó với tôi rất nhiều kỷ niệm.
Thầy là người đã hết sức công kích thái độ ù ì, bảo thủ, cũ kỹ của tôi, thậm chí làm cho tôi mất mặt trước thầy cô và bè bạn không dưới một lần.
Thầy là người giới thiệu thứ nhất để tôi được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Thầy đã nói rất nhiều về những khuyết điểm của tôi và chính nó đã làm cho tôi tỉnh ngộ.
Thầy là giáo viên phản biện cho đề tài khóa luận tốt nghiệp của tôi. Mặc dù thầy đã "đe doạ", "khủng bố" tôi khá nhiều trước giờ bảo vệ về chất lượng của công trình nghiên cứu nhưng cuối cùng thầy vẫn nhân nhượng chấm tôi điểm 10.
Thầy là người đã khơi dậy trong tôi những tư duy đổi mới, không chấp nhận những lối mòn cũ.
Nói tóm lại, thầy là một người lập dị, nghiêm khắc nhưng tốt bụng. Mọi người giễu thầy với cái lưng còng bẩm sinh nhưng thầy vẫn luôn ngẩng cao đầu với bộ óc thông thái và tài hùng biện sắc sảo.
Thật sợ mỗi lần gặp thầy vì luôn luôn là những câu hỏi rất khó trả lời. Nhưng không ai ngờ được, đến giờ này, khi tôi đã ra trường, đã đi làm, chính thầy lại là người ở lại sâu sắc nhất trong tâm tưởng tôi. Thời sinh viên điều ấy hình như là ngược lại.
Tôi rất nhớ những ngày mà thầy kêu gọi nhóm "Đoàn viên ưu tú" "cở mở tấm lòng" trong học tập và công tác tại một quán cà phê vườn. Mọi người đã say sưa nghe thầy kể rất nhiều những câu chuyện triết lý và mở lòng rất nhiều về những bức xúc của mỗi sinh viên. Là thư ký tổng hợp trong buổi sinh hoạt ngoại khóa đó, bản tổng hợp của tôi đã được thầy đánh giá cao và nhân bản làm bài học cho các khóa sinh viên sau.
Thầy thực sự là một nhân vật đặc biệt, một người lập dị nhưng tận tụy trong công việc và vô cùng tài năng.
Tôi vẫn không thể quên, chỉ thầy mới là người bắt tôi viết bản đơn xin gia nhập Đảng đến lần thứ 5 và sau đó trở thành một lá đơn xuất sắc. Có những thứ giá trị của cuộc sống chỉ có thể được đánh giá hết theo chiều dài của thời gian.
Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Công ty OIC - một người thầy thực sự
Không phải là một người thầy trên giảng đường, chị là một người thầy trong công việc. Tôi gặp chị, biết đến công ty của chị qua và tìm đến đó qua mạng internet.
Một Giám đốc trẻ tuổi nhưng sở hữu một khối lượng tài sản khổng lồ - chủ sở hữu của một thương hiệu danh tiếng trong làng công nghệ thông tin Việt Nam. Bốn tháng làm việc cùng chị là quãng thời gian vô giá trong cuộc đời công tác của tôi.
Nhờ chị mà trong bốn tháng đó anh đã trở thành nhân viên hot nhất tại Công ty, liên tục dẫn đầu bảng bình bầu hàng tuần do các nhân viên công ty bỏ phiếu kín bình chọn.
Nhờ chị mà tôi đã xuất sắc giúp công ty bảo vệ thành công chứng chỉ ISO 9001:2000 trước đánh giá định kỳ hàng năm của BVQI.
Nhờ chị mà tôi đã có cơ hội để phô diễn tất cả tài năng của mình trước tập thể - trở thành nhân viên duy nhất của Công ty chưa bao giờ bị sếp Tổng mắng.
Ngày chia tay OIC, chị đã cố giải thích, phân tích để tôi đổi ý ở lại làm việc tại Công ty. Khi không thể khiến tôi thay đổi, chị đã không gò ép và để tôi tự quyết định. Chị vẫn nói, OIC và chị lúc nào cũnG chào đón sự trở lại của Tình. Còn niềm hạnh phúc nào hơn thế. Bốn tháng ngắn ngủi nhưng là quãng thời gian vô giá. Tôi đã được tôn vinh tại Đại hội cổ đông của Công ty với vai trò tổ chức và dẫn chương trình nghị sự. Tôi đã được sống trong ánh mắt thán phục, thân thiện và những tràng pháo tay của mọi người khi tôi đứng hát trên sân khấu của Aladin's quán của NSND Thanh Hoa - một địa điểm hội ngộ của các ca sỹ chuyên nghiệp.Tôi đã được mọi người tung hô khi tổ chức thành công một chuyến du lịch mà nhân viên công ty ai cũng bảo đó là chuyến du lịch vui nhất từ trước đến nay. Mọi người được cười với những trò chơi tôi tạo ra, mọi người được hòa theo tiếng hát và tiếng đàn tôi cất lên, mọi người được kề sát bên nhau để hò hét. Tất cả đều là dấu ấn được tạo dựng bởi chị. Tôi luôn coi chị là một người thầy - một người đã tạo điều kiện cho tài năng của tôi tỏa sáng hơn bao giờ hết để khi chia tay, tất cả nhân viên Công ty đều nhớ đến tôi và kết thúc bằng một lời nhận xét của sếp Tổng (chồng của chị Tuyết): "Anh rất tự hào về em. Dù mới vào làm việc tại Công ty nhưng em đã trở thành nhân vật đặc biệt, mang đến một bầu không khí đặc biệt cho Công ty OIC. Anh chị đã từng mong muốn dẫn dắt em trở thành một nhân vật PR có tiếng ở Hà Nội. Nhưng lựa chọn thuộc về em. OIC luôn dang rộng vòng tay chào đón em quay lại".
1. Người cha nghiêm khắc:
Chẳng gia đình nào ở khu xóm này không biết đến ông vì lối dạy con nghiêm khắc. Ba anh em có thừa những trận đòn lằn da lằn thịt. Song đến giờ tôi mới hiểu, điều đó tốt cho chính tôi.
Trở về từ chiến trường với thành tích chói ngời trong quân ngũ, ông mang về hành trang là những vết thương trên ngực. Ở chiến trường ông là phóng viên của Báo Giải phóng - một trong những cơ quan thông tin quan trọng của Trung ương Cục miền Nam những năm chống Mỹ và theo sát từng diễn biến lịch sử nóng nhất thời bấy giờ. Giờ trở về quê hương bằng thân hình tiều tụy, ốm yếu. Một mình ông nuôi 3 cậu con trai khôn lớn. Nói một mình là vị mẹ tôi phải đi làm kiếm tiền. Ở nhà, mọi việc lớn nhỏ đều dồn lên đầu bố. Đã rất nhiều lần sức khoẻ ông suy giảm tưởng như không chống đỡ nổi. Nhưng, với sự tận tâm của mẹ, khó khăn dần cũng qua đi. Ông đã đứng vững đến ngày hôm nay bằng sức mạnh của người lính. Những câu chuyện chiến trường ông hay kể cho chúng tôi nghe thực sự là những bản hùng ca đẹp đã đi cùng năm tháng.
2. Mẹ - người chống đỡ cả đất trời:
Không ngoa khi nói, mẹ chính là người đã chống đỡ cả đất trời. Một mình mẹ lo toan cho một gia đình trong suốt mấy mươi năm. Nhìn mẹ lam lũ, tôi thấy thương nhưng có lẽ đó là cuộc sống của mẹ. Mẹ đã có thể sống, hiên ngang sống và khẳng định giá trị sống của mình.
Mẹ vẫn thường xúc động kể lại những ngày mẹ làm công nhân ở nhà máy cơ khí. Sáng chưa mờ sương đã phải dậy đi làm; tối mịt mờ mới về tới nhà với chiếc xe phượng hoàng và chiếc cặp lồng đựng cơm trưa chỉ có cơm và muối rang. Chính vì thế mà có khi con nhỏ còn không biết mặt mẹ. Mẹ về xoè tay đón con, chỉ muốn ôm con vào lòng để tận hưởng cảm giác làm mẹ. Vậy mà con oà lên khóc như gặp một người lạ.
Mẹ cũng đã có những tháng ngày trong bộ đội với nhiệm vụ thủ kho, quản lý quân lương. Có lẽ anh may mắn khi có cả người cha và người mẹ đều trưởng thành trong quân ngũ, đều là những đảng viên mẫu mực được đồng đội quý mến, mọi người kính trọng.
Bàn tay mẹ giờ chai sạn do hơn 40 năm lao động. Mẹ vẫn thường bảo, số mẹ cầm tinh con trâu nên trâu ngựa lắm, cả đời khổ.
Năm tôi học cấp 3, mẹ chỉ mong tôi đỗ đại học và mẹ sẽ làm tất cả để nuôi tôi ăn học đến nơi đến chốn. Năm tôi học đại học, mẹ mong thằng con trai của mẹ rồi sẽ mua được xe máy để đèo mẹ đi đây đó. Ngày tôi được lên truyền hình trong chương trình cầu truyền hình "Một thời hoa lửa" đọc thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mẹ đã vui đến trực khóc. Mẹ đã ngóng, đón chờ giờ phát sóng của Đài Truyền hình Hà Nội để nghe và nhìn con trai hát trên sân khấu lớn thủ đô. Cả nhà cũng đã mừng rơn khi nhìn thấy tôi xuất hiện trên Đài Truyền hình Hà Nam với bài hát "Vết chân tròn trên cát" nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7).
Hình như trong mắt mẹ ngời lên niềm tự hào khi con trai mẹ được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng khi còn là sinh viên, rồi mỗi lần con trai khoe với mẹ những Bằng khen, Giấy khen về thành tích học tập, công tác. Mẹ cũng thở phào nhẹ nhõm và trào dâng niềm hạnh phúc khi cậu con trai bé bỏng của mẹ được tuyển thẳng công chức bằng chính khả năng của nó. Giờ chắc mẹ chỉ mong chờ người con dâu thứ 3 của mẹ - người sẽ mang đến hạnh phúc trọn đời cho con trai mẹ, vì mẹ sẽ không thể mãi ở bên anh, mẹ sẽ không thể mãi trở che những mầm non yếu đuối đã trưởng thành.
3. Những người anh tốt:
Học hành không được đến nơi đến chốn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, các anh đã một mình đối chọi với cuộc sống, tự đi làm kiếm sống, phụ giúp thêm cha mẹ từ khi vừa hết tuổi trẻ em. Lúc trong Nam, khi ngoài Bắc, bán sức lao động để đổi lấy đồng tiền, Nhìn cảnh các anh lao động kiếm sống mới thấy hết những nhọc nhằn của cuộc sống. Chẳng dễ dàng gì để có thể sống bằng bàn tay lao động lương thiện. Lập gia đình từ khi còn rất trẻ, 25 - 26 tuổi đã có đủ một gia đình trọn vẹn (vợ + chồng và hai con). Các anh đã vượt qua những khó khăn để trở thành những người lao động chân chính. Giờ đây, các anh cũng đã có nhà riêng để ở, điện thoại riêng, xe máy riêng để dùng. Dù không thành đạt như bao chàng trai khác cùng lứa tuổi nhưng tôi luôn tự hào về các anh.
4. Những người thầy đáng kính:
Thầy Lê Sơn - người chắp cánh những ước mơ tuổi thơ:
Thầy dậy tôi hồi lớp 5. Chính thầy là người đã chắp cánh cho tôi nhiều ước mơ nhất. Thầy đã phát hiện ra nhiều khả năng của tôi và chính từ sự dạy dỗ của thầy, tôi đã có thể làm được rất nhiều thứ:
Thầy đã dạy cho tôi những nét vẽ đầu tiên để tôi thấy hứng thú với cây bút và những sắc màu.
Thầy đã dậy tôi làm một phát thanh viên nhí, đĩnh đạc mỗi lần nhà trường tổ chức lễ hội và tôi được vinh dự là học sinh đại diện cho học sinh toàn trường để phát biểu.
Thầy đã dậy cho tôi cái tự tin khi đứng trước đám đông, mạnh dạn diễn thuyết trước mọi người.
Thầy cũng là người đầu tiên phát hiện ra khả năng văn chương của tôi và đưa tôi vào những đội tuyển Học sinh giỏi Văn suốt những năm sau đó.
Thầy đã dạy tôi bản lĩnh của người quản lý khi kèm cặp anh với rất nhiều chức trách: tổ trưởng, lớp trưởng, quản ca, sao đỏ, liên đội trưởng...
Sau 10 năm gặp lại thầy, thầy vẫn đầy tự hào về người học trò cũ của mình. Thầy đã thấy người học trò cũ của mình tự tin đứng trên sân khấu với vai trò MC trong một chương trình giao lưu văn nghệ của Đoàn xã. Trong bữa liên hoan, ngồi bên mâm rượu, hai thầy trò cụm ly ôn lại chuyện của 10 năm về trước, thầy nói: Anh chính là người để lại nhiều ấn tượng nhất trong cuộc đời sư phạm của thầy: nghịch ngợm, thông minh, nhiều khả năng tiềm ẩn...
Cô giáo Đinh Thị Lụa: Người thăng hoa cho cảm xúc văn chương
Chính cô là người đã khơi dậy nhiều nhất năng lực học Văn của tôi trong một gia đoạn tôi đang đang rất lo lắng với một môi trường học tập mới. Rèn giũa tôi trong Đội tuyển Văn, dù được cô kỳ vọng rất nhiều nhưng cuối cùng tôi cũng chỉ đạt Giải Khuyến khích tại khóa thi Học sinh Giỏi văn của tỉnh năm đó.
Ngoài việc học tập, chính cô là người đã dìu dắt tôi trong công tác Đoàn, giúp tôi ngày càng chững chạc. Với sự quan tâm của cô, 03 năm học sinh phổ thông, tôi trở thành một trong những nhân vật hot của trường với khá nhiều thành tích cả trong học tập và công tác.
Những năm tháng học đại học, lúc nào tôi cũng nhớ về cô với lòng tôn kính. Không dịp 20-11 nào tôi quên viết thư hay gửi thiếp mừng cô. Hẳn cô vẫn thầm nhớ cậu học trò xưa của mình.
Tốt nghiệp, ra trường, người đầu tiên tôi tìm đến để mong nhận được sự giúp đỡ tìm được việc làm trong Nhà nước chính là cô. Cô đã vui vẻ nhận lời và hứa hẹn giúp đỡ. Tất cả những điều ấy đều rất tuyệt. Song có lẽ, điều khiến tôi nhớ nhất về cô chính là chiếc áo rét mà cô và các thầy cô trong Ban Thường vụ Đoàn trường đã tặng tôi khi tôi học lớp 11. Nhìn thấy tôi thường xuyên "Mong manh áo vải hồn muôn trượng" đi đến lớp mà thầy cô đã nảy ra ý định đó. Đó là một nghĩa cử thực sự đẹp, một hành động thực sự xúc động khiến tôi không thể nào quên.
Cô giáo Vũ Thị Tiền - hiện thực hóa giấc mơ
Chính cô là người có đóng góp quan trọng nhất để tôi lừng lững bước vào Đại học với thành tích tốt nhất khối C của Trường trong năm thi 2002. Được 21 điểm chia đều cho 3 môn, đó là một thành tích đã không ai ở trường THPTA Kim Bảng đạt được trong năm học đó. Vẻ mặt của cô không hết tự hào khi kể về tôi và 8 chàng trai A3 năm ấy.
Với cô, cũng thật nhiều kỷ niệm. Những tháng ngày trong Đội tuyển Văn 12, cô đã giúp tôi vững vàng lên rất nhiều về năng lực học tập. Những bài viết của tôi đều được cô đánh giá cao, thậm chí có những bài viết "để đời". Điều thú vị nữa là sau đó, trong các phòng thi tốt nghiệp, rất nhiều các thí sinh dự thi tốt nghiệp môn Văn đều mang theo hành trang của mình là những bài viết của tôi.
Người đầu tiên tôi chia sẻ niềm vui đỗ Đại học là cô. Hẳn cô cũng đã thấy rất tự hào.
Những ngày cuối cùng của cuộc đời học sinh, đã chứng kiến những giây phút xúc động. Cô cầm trên tay bức tranh tôi vẽ tặng cô được gói ghém cẩn thận mà nước mắt ứa ra, tuôn trào. Có thể chính khóa A3 năm đó đã để lại trong cô nhiều kỷ niệm nhất.
Chắc cũng chưa mấy lứa học sinh biết được, cô cũng chính là tấm gương sáng của sự nỗ lực, vươn lên trong cuộc sống. Cô sinh ra trong một gia đình khó khăn, anh chị em đều có hoàn cảnh rất éo le nhưng cô đã luôn có thành tích học tập tốt thậm chí sau khi ra trường, đi công tác rồi vẫn luôn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Mỗi lần gặp cô, nhìn và nghe cô hăng đàm đạo về văn chương mà tôi thấy thương thương. Giờ đây còn mấy ai tâm huyết với môn học ấy. Cô trở nên lạc lõng và cô độc.
Thạc sỹ Đinh Việt Hải: Thay đổi với tư duy tích cực
Ở trường Đại học, rất hiếm người như thầy, một người tài năng nhưng lập dị. Thầy đã gắn bó với tôi rất nhiều kỷ niệm.
Thầy là người đã hết sức công kích thái độ ù ì, bảo thủ, cũ kỹ của tôi, thậm chí làm cho tôi mất mặt trước thầy cô và bè bạn không dưới một lần.
Thầy là người giới thiệu thứ nhất để tôi được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Thầy đã nói rất nhiều về những khuyết điểm của tôi và chính nó đã làm cho tôi tỉnh ngộ.
Thầy là giáo viên phản biện cho đề tài khóa luận tốt nghiệp của tôi. Mặc dù thầy đã "đe doạ", "khủng bố" tôi khá nhiều trước giờ bảo vệ về chất lượng của công trình nghiên cứu nhưng cuối cùng thầy vẫn nhân nhượng chấm tôi điểm 10.
Thầy là người đã khơi dậy trong tôi những tư duy đổi mới, không chấp nhận những lối mòn cũ.
Nói tóm lại, thầy là một người lập dị, nghiêm khắc nhưng tốt bụng. Mọi người giễu thầy với cái lưng còng bẩm sinh nhưng thầy vẫn luôn ngẩng cao đầu với bộ óc thông thái và tài hùng biện sắc sảo.
Thật sợ mỗi lần gặp thầy vì luôn luôn là những câu hỏi rất khó trả lời. Nhưng không ai ngờ được, đến giờ này, khi tôi đã ra trường, đã đi làm, chính thầy lại là người ở lại sâu sắc nhất trong tâm tưởng tôi. Thời sinh viên điều ấy hình như là ngược lại.
Tôi rất nhớ những ngày mà thầy kêu gọi nhóm "Đoàn viên ưu tú" "cở mở tấm lòng" trong học tập và công tác tại một quán cà phê vườn. Mọi người đã say sưa nghe thầy kể rất nhiều những câu chuyện triết lý và mở lòng rất nhiều về những bức xúc của mỗi sinh viên. Là thư ký tổng hợp trong buổi sinh hoạt ngoại khóa đó, bản tổng hợp của tôi đã được thầy đánh giá cao và nhân bản làm bài học cho các khóa sinh viên sau.
Thầy thực sự là một nhân vật đặc biệt, một người lập dị nhưng tận tụy trong công việc và vô cùng tài năng.
Tôi vẫn không thể quên, chỉ thầy mới là người bắt tôi viết bản đơn xin gia nhập Đảng đến lần thứ 5 và sau đó trở thành một lá đơn xuất sắc. Có những thứ giá trị của cuộc sống chỉ có thể được đánh giá hết theo chiều dài của thời gian.
Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Công ty OIC - một người thầy thực sự
Không phải là một người thầy trên giảng đường, chị là một người thầy trong công việc. Tôi gặp chị, biết đến công ty của chị qua và tìm đến đó qua mạng internet.
Một Giám đốc trẻ tuổi nhưng sở hữu một khối lượng tài sản khổng lồ - chủ sở hữu của một thương hiệu danh tiếng trong làng công nghệ thông tin Việt Nam. Bốn tháng làm việc cùng chị là quãng thời gian vô giá trong cuộc đời công tác của tôi.
Nhờ chị mà trong bốn tháng đó anh đã trở thành nhân viên hot nhất tại Công ty, liên tục dẫn đầu bảng bình bầu hàng tuần do các nhân viên công ty bỏ phiếu kín bình chọn.
Nhờ chị mà tôi đã xuất sắc giúp công ty bảo vệ thành công chứng chỉ ISO 9001:2000 trước đánh giá định kỳ hàng năm của BVQI.
Nhờ chị mà tôi đã có cơ hội để phô diễn tất cả tài năng của mình trước tập thể - trở thành nhân viên duy nhất của Công ty chưa bao giờ bị sếp Tổng mắng.
Ngày chia tay OIC, chị đã cố giải thích, phân tích để tôi đổi ý ở lại làm việc tại Công ty. Khi không thể khiến tôi thay đổi, chị đã không gò ép và để tôi tự quyết định. Chị vẫn nói, OIC và chị lúc nào cũnG chào đón sự trở lại của Tình. Còn niềm hạnh phúc nào hơn thế. Bốn tháng ngắn ngủi nhưng là quãng thời gian vô giá. Tôi đã được tôn vinh tại Đại hội cổ đông của Công ty với vai trò tổ chức và dẫn chương trình nghị sự. Tôi đã được sống trong ánh mắt thán phục, thân thiện và những tràng pháo tay của mọi người khi tôi đứng hát trên sân khấu của Aladin's quán của NSND Thanh Hoa - một địa điểm hội ngộ của các ca sỹ chuyên nghiệp.Tôi đã được mọi người tung hô khi tổ chức thành công một chuyến du lịch mà nhân viên công ty ai cũng bảo đó là chuyến du lịch vui nhất từ trước đến nay. Mọi người được cười với những trò chơi tôi tạo ra, mọi người được hòa theo tiếng hát và tiếng đàn tôi cất lên, mọi người được kề sát bên nhau để hò hét. Tất cả đều là dấu ấn được tạo dựng bởi chị. Tôi luôn coi chị là một người thầy - một người đã tạo điều kiện cho tài năng của tôi tỏa sáng hơn bao giờ hết để khi chia tay, tất cả nhân viên Công ty đều nhớ đến tôi và kết thúc bằng một lời nhận xét của sếp Tổng (chồng của chị Tuyết): "Anh rất tự hào về em. Dù mới vào làm việc tại Công ty nhưng em đã trở thành nhân vật đặc biệt, mang đến một bầu không khí đặc biệt cho Công ty OIC. Anh chị đã từng mong muốn dẫn dắt em trở thành một nhân vật PR có tiếng ở Hà Nội. Nhưng lựa chọn thuộc về em. OIC luôn dang rộng vòng tay chào đón em quay lại".
Ui, Oa, ôh, ah, thì ra thế, vậy ư, thế sao va cuối cùng là kinh khủng dã man sao A giỏi thế! Nhưng A ơi điều E chờ đợi nhất lại 0 có! Cái nghĩa cơ bản của "darling" và A ơi sao A 0 làm PR nhỉ - nghề tay trái quá ổn với A nhưng với những ng khác đó là 1 niềm ao ước mà thôi! Hãy giải thích cho E hiểu nếu A có thể na! E chờ đó!
Trả lờiXóa